|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

VKFTA: Qui tắc xuất xứ đối với mặt hàng rau quả

14:21 | 11/10/2020
Chia sẻ
Qui tắc xuất xứ đối với mặt hàng rau quả trong VKFTA gồm qui tắc chung và qui tắc cụ thể mặt hàng.

Qui tắc chung

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, trong qui định tại Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc Hàn Quốc) nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu.

Trường hợp 2: Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam hoặc Hàn Quốc

Trường hợp 3: Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Qui tắc xuất xứ được qui định cụ thể trong Phụ lục về Qui tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng (Phụ lục 3-A) hoặc Phụ lục về các hàng hóa đặc biệt (Phụ lục 3-B).

Đối với trường hợp 3: Qui tắc xuất xứ cụ thể trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng vẫn tương đối đơn giản. Cụ thể, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa cần đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

- Đạt tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo qui định cụ thể tại phụ lục 2 Thông tư số 40/2015/TT-BCT (thường là trên 40%):

- Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc

- Trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất định (các sản phẩm dệt may) Cách tính RVC

VKFTA qui định hai cách tính RVC. Tùy theo cách tính nào có lợi hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng theo cách đó:

Cách tính trực tiếp (còn gọi là phương pháp Build - Up):

RVC = (VOM / FOB) x 100%

Trong đó: VOM là trị giá của các nguyên liệu có xuất xứ (bao gồm trị giá của chi phí nguyên liệu có xuất xứ, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung (overhead cost), lợi nhuận và các chi phí khác, trong đó:

+ Chi phí nguyên liệu là trị giá nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa có xuất xứ do người sản xuất mua hoặc tự sản xuất;

+ Chi phí lao động bao gồm lương, thưởng và các khoản phúc lợi khác cho người lao động;

+ Chi phí sản xuất chung là tất cả các chi phí phát sinh tại nơi sản xuất mà không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí tiền lương trực tiếp (như chi phí điện, nước…);

+ Các chi phí khác bao gồm các chi phí liên quan đến việc xếp hàng lên tàu hoặc các phương tiện vận tải khác để xuất khẩu hàng, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các chi phí vận chuyển nội địa, lưu kho bãi, bốc dỡ hàng tại cảng, phí môi giới và phí dịch vụ.

Cách tính gián tiếp (còn gọi là phương pháp Build - Down):

RVC = (FOB - VNM) / FOB x 100%

Trong đó VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ, cụ thể là:

+ Trị giá CIF của nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu; hoặc

+ Giá mua đầu tiên xác định được của nguyên liệu, bộ phận hay hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Bên nơi diễn ra các công đoạn sản xuất hoặc chế biến.

Qui tắc cụ thể mặt hàng

Qui tắc cụ thể mặt hàng Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc được tích hợp tại một Danh mục theo biểu thuế ở cấp độ HS 6 số, trong đó có những Qui tắc đối với mặt hàng rau quả như sau:





Các vấn đề khác

Qui tắc Tỷ lệ tối thiểu (De Minimis)

Hiệp định có quy định về Tỷ lệ tối thiểu (De Minimis) 10%, cụ thể với mặt hàng rau quả, hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS vẫn được coi là có xuất xứ nếu trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS không được vượt quá 10% tổng trị giá hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ nói trên không được vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa.

Qui tắc cộng gộp

Giống như nhiều FTA khác, VKFTA cho phép cộng gộp xuất xứ, theo đó hàng hóa hoặc nguyên vật liệu có xuất xứ tại một Bên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của Bên kia để sản xuất ra một thành phẩm đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi là có xuất xứ tại Bên nơi diễn ra quá trình sản xuất hoặc chế biến thành phẩm đó.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.