Ảnh hưởng của đồng USD trong chính sách thương mại chính phủ Mỹ
Vàng sẽ 'lên ngôi' khi chiến tranh tiền tệ chấm dứt sự thống trị của đồng USD | |
Tỷ giá USD hôm nay (26/6) chạm đáy 2 tuần so với yen Nhật, thị trường tự do trong nước tăng trở lại |
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Fed Jerome Powell |
Vì sao ông Trump phải khơi mào chiến tranh thương mại ở thời điểm này mà không phải năm 2017?
Từ ngày mới bắt đầu tranh cử tổng thống, ông Trump đã luôn cho rằng, thâm hụt thương mại là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Mỹ trì trệ, khiến người dân Mỹ mất việc làm… Chính vì vậy, ngay trong cương lĩnh tranh cử của mình, để đạt mục đích làm nước Mỹ vĩ đại trở lại thì giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại là một trong nhưng mục tiêu hàng đầu của ông Trump khi đắc cử.
Tuy nhiên, không giống với cam khi kết tranh cử, trong suốt một năm tại vị, tình trạng thâm hụt thương mại không hề được tổng thống Trump giải quyết mạnh tay và cán cân thương mại của Mỹ vẫn bị thâm hụt nặng nề trong năm ngoái.
Cụ thể, theo số liệu Bộ Thương mại Mỹ công bố, năm 2017 thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên 566 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2008. Trong đó, riêng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đạt gần 276 tỷ USD và là mức cao nhất trong lịch sử giao dịch thương mại hai nước.
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong năm 2017 lên cao nhất trong 9 năm ( nguồn: Bloomberg) |
Tuy nhiên, các chính sách thương mại " hiếu chiến" với Trung Quốc chỉ thực sự được ông Trump bắt đầu từ khoảng tháng 3/2018, khi Mỹ manh nha các kế hoạch áp thuế lên 60 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ nước này. Và chỉ lên đỉnh điểm trong thời gian gần đây khi kế hoạch đánh thuế lần hai lên hàng hóa của Trung Quốc được công bố.
Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Vì sao ông Trump không áp dụng các chính sách thuế quan ngay trong năm 2017 để hạn chế thâm hụt thương mại mà phải chờ đến hơn một năm sau mới thực hiện? Và nguyên nhân nào khiến chính phủ Mỹ phải triển khai quyết liệt các kế hoạch tăng thuế nhập khẩu trong thời gian gần đây?
Diễn biến của đồng USD
Năm 2017, nền kinh tế Mỹ được thuẫn rất mạnh mẽ bởi sự suy yếu mạnh của đồng USD.
Theo theo thống kê của Ủy Ban giám sát Tài chính Quốc gia, USD đã giảm giá hơn 9% so với một rổ gồm các đồng tiền chủ chốt khác. Cụ thể, các đồng EUR, Bảng Anh và nhân dân tệ tăng giá lần lượt là 11,8%. 8,2% và 6,4% so với đồng bạc xanh.
Sự giảm giá mạnh của USD đã tạo ra lợi thế rất lớn cho hàng hóa của Mỹ trong giao dịch thương mại. Do đó, chính phủ Mỹ có thể chưa phải áp dụng các chính sách thuế quan để bảo hộ ngành sản xuất trong nước năm 2017 .
Đồng USD đã giảm giá mạnh trong năm 2017 (Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia). |
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 3/2018, mọi thứ dường như đã thay đổi, =USD đã bắt đầu mạnh lên nhanh chóng do Fed đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất. Theo số liệu của Bloomberg, tính từ thời điểm Fed thực hiện nâng lãi suất lần đầu tiên trong năm nay (21/3), chỉ số US dolla Index tăng 4,75% và =USD tăng 3,6% so với nhân dân tệ.
Chỉ số US Dolla Index bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 3/2018 (nguồn : Bloomberg) |
USD đã bắt đầu tăng giá mạnh so với Nhân dân tệ từ cuối tháng 3/2018 ( Nguồn: Bloomberg) |
Sự mạnh lên của USD khiến hàng hóa Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ sẽ bị giảm xuống và thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ ngày càng trầm trọng. Cùng đó, việc nâng lãi suất của Fed sẽ làm gia tăng gánh nặng tài chính của các doanh nghiệp. Khiến sức cạnh tranh của nền sản xuất trong nước bị ảnh hưởng và có thể làm xóa nhòa hiệu quả các chính sách kinh tế mà chính phủ Mỹ đang cố gắng thực hiện.
Quá trình nâng lãi suất của Fed và sự mạnh lên của USD là không thể đảo ngược, điều này ông Trump rất hiểu. Do đó, thuế quan đã trở thành công cụ chủ lực để ngài tổng thống thứ 45 của nước Mỹ lấy lại ưu thế cho các ngành sản xuất trong nước, khắc phục lại những tác động tiêu cực trước sự mạnh lên của USD gây ra.
Vì vậy, trong tương lai nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên thì các chính sách Thuế của ông Trump có thể càng được gia tăng và mục tiêu hướng tới chính sẽ là Trung Quốc. Bởi, Trung Quốc đang là nước gây ra thâm hụt thương mại lớn nhất cho Mỹ. Trong quá khứ,Trung Quốc luôn bị Mỹ cáo buộc cố tình sử dụng các công cụ tiền tệ và tỷ giá để tạo ra ưu thế thương mại cho hàng hóa nước này. Điều mà ông Trump cho là sự bất bình đẳng và không thể chấp nhận được.
Thời gian biểu các sự kiện của Fed và chính sách thương mại của chính phủ Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc (QT tổng hợp) |