|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

AIFTA: Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ đối với mặt hàng rau quả

17:05 | 13/10/2020
Chia sẻ
AIFTA vẫn áp dụng qui trình cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống, tức là cấp C/O thông qua một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định.
Ảnh minh họa. Nguồn: freepik

Ảnh minh họa. Nguồn: freepik

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu AI

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, hiện nay Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) chỉ chấp thuận C/O bản giấy; Việt Nam và các thành viên AIFTA khác chưa có cơ chế "đưa thông tin C/O lên web để cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có thể tra cứu".

Khác với ATIGA, ACFTAAKFTA và AJCEP (C/O có hai bản sao), một bộ C/O mẫu AI bao gồm một bản chính và ba bản sao; và phải khai báo bằng tiếng Anh.

Tương tự như các Hiệp định mà Việt Nam kí trong thời gian đầu, AIFTA yêu cầu thông báo cụ thể mẫu con dấu và mẫu chữ kí của từng cán bộ cấp C/O.

Đối với C/O giáp lưng, AIFTA còn có quy định rằng tên nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một. AIFTA là một trong những FTA quy định chặt nhất về vấn đề này.

Tương tự ACFTA, AIFTA chỉ cho phép sửa lỗi trên mặt C/O có lỗi, không cho phép cấp C/O mới thay thế C/O bị lỗi.

Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ

Hiệp định AIFTA vẫn áp dụng qui trình cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống (cấp C/O thông qua một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định).

C/O mẫu AI chỉ được phép cấp tại thời điểm xuất khẩu hoặc sau thời điểm xuất khẩu.

Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi theo AIFTA được cụ thể hóa tại Thông tư số 15/2010/TT-BCT về thực hiện qui tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ.

Sóng bộ ba cổ phiếu ‘bank, chứng, thép’ liệu có trở lại?
Giai đoạn gần đây thị trường chứng kiến nhịp tăng giá luân phiên của cổ phiếu ngành ngân hàng và thép. Diễn biến này gợi nhớ câu chuyện bộ ba cổ phiếu ngân hàng, thép và chứng khoán thay nhau dẫn sóng giai đoạn 2021 - 2022. Liệu kịch bản này có lặp lại?