|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc

03:19 | 08/01/2020
Chia sẻ
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc hướng tới tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ 21, giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc - Ảnh 1.

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc. Nguồn: thukyluat.vn

Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc

Thời gian kí: 29/11/2000

Địa điểm: Lào

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) hướng tới tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ 21, giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, Trung Quốc hiện đang là đối tác hàng đầu của Việt Nam. 

Mặc dù có rất nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại từ phía các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2019, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gần như giữ ngang mức của cùng kì năm ngoái, với 16,68 tỉ USD kim ngạch (tương đương mức tăng 42,7 triệu USD). 

Điều này là do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc eo hẹp bởi tình hình kinh tế trong nước không khởi sắc. Xung đột thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc giảm đơn hàng, giảm nhân công, giảm sức tiêu thụ ra thị trường. 

Đồng nhân dân tệ yếu đi và nhiều qui định ngày càng cao của phía Trung Quốc đối với nhiều nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam cũng khiến xuất khẩu của ta sang Trung Quốc gặp khó khăn hơn.

Tuy nhiên về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, Trung Quốc hiện vẫn đang là đối tác hàng đầu của Việt Nam. 

Việt Nam tận dụng ưu đãi từ Hiệp định ACFTA

Theo Hiệp định ACFTA, Trung Quốc xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế vào năm 2011. 

Vào năm 2018, Trung Quốc cắt giảm về 5 - 50%. Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn 2015 - 2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm. Có đến gần 8.000 dòng sản phẩm được giảm thuế về 0%.

Đây được coi là con số khiêm tốn vì theo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, hiện nhóm hàng nông - lâm - thủy sản xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan nhập khẩu trong khuôn khổ ACFTA với mức thuế cơ bản 0%. 

Ngoài ra, Trung Quốc đang tăng cường, khuyến khích nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, đặc biệt có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh như nông - lâm - thủy sản.

Tuy nhiên, việc tận dụng ưu đãi từ ACFTA được đánh giá vẫn còn hạn chế. Hiện chỉ có khoảng 1/3 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc được hưởng mức thuế ưu đãi nhờ tận dụng được qui định xuất xứ.

Trước thực tế trên, để tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định ACFTA, các bộ, ngành đã liên tục xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật để hiện thực hóa những qui định từ Hiệp định ACFTA. 

Mới đây nhất, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BCT qui định Qui tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ACFTA với nhiều điểm mới so với trước đây. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/9/2019.

Chi tiết về Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc

Phùng Nguyệt

Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ nhập hàng từ cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm hoá chất
Bách Hoá Xanh cho biết đã lập tức thu hồi và ngưng bán toàn bộ hàng hóa của nhà cung cấp này cũng như tiến hành kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp cho chuỗi.