VPBankS dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2025 với doanh thu gần 4.553 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 2.003 tỷ đồng, đều là mức cao nhất từ trước đến nay. Công ty cũng không chia cổ tức từ lợi nhuận năm 2024 để dồn lực mở rộng hoạt động.
TPS vừa thông báo gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 đến tháng 6, thay vì tổ chức vào tháng 4 như kế hoạch trước đó. Động thái này diễn ra trong bối cảnh công ty nhận được ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến khoản phải thu hơn 28 tỷ đồng từ các lô trái phiếu của nhóm doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Bamboo Capital.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế nhập khẩu đối ứng cách đây một tuần, VN-Index đã giảm hơn 18%, vốn hóa sàn HOSE “bốc hơi” hơn 933.000 tỷ đồng (khoảng 36 tỷ USD).
Theo dự báo của công ty chứng khoán, mặc dù áp lực tiếp tục giảm điểm vẫn hiện hữu, thị trường được kỳ vọng sẽ sớm xuất hiện một nhịp hồi phục ngắn hạn mang tính phân hóa.
Từ trên 1.300 điểm, chỉ số chung đã giảm tổng cộng hơn 223 điểm chỉ sau 4 phiên, kết phiên 9/4 dưới 1.100 điểm - một trong những ngưỡng tâm lý quan trọng.
Chứng khoán Bảo Minh (BMSC – Mã: BMS) dự kiến trình ĐHĐCD thường niên kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu hoạt động 320 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 108 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và 6,7% so với thực hiện năm trước.
Chính sách thuế quan đối ứng từ Mỹ đang tạo cú sốc chính sách trên thị trường tài chính toàn cầu. Theo báo cáo chiến lược mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), rủi ro từ bên ngoài đang chuyển từ trạng thái “không chắc chắn” sang mức “có thể định lượng”, mở ra giai đoạn cần ưu tiên quản trị rủi ro và cơ cấu danh mục theo hướng phòng thủ.
Mới đây (sáng 9/4) trên trang Facebook cá nhân, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Chứng khoán SSI, đăng dòng chia sẻ: “Thuế quan tác động tiêu cực nhưng không có lý do gì thị trường phản ứng như tận thế, đã đến lúc bắt đáy!”
FTSE Russell vừa công bố báo cáo phân loại thị trường, trong đó tiếp tục giữ Việt Nam trong Danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier Market) lên thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging Market). Việt Nam đã nằm trong danh sách này kể từ tháng 9/2018.
Sau ba phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán đã có tổng cộng 23 doanh nghiệp vốn hóa giảm trên 10.000 tỷ đồng, trong đó có 9 công ty giảm hơn 1 tỷ USD.
Tính trong 3 phiên gần nhất, VN-Index bốc hơi hơn 185 điểm, trong khi HNX-Index và UPCoM-Index lần lượt để mất 37 và 14 điểm. Như vậy, tổng vốn hóa trên toàn thị trường đã giảm gần 1,1 triệu tỷ đồng, tương đương gần 41,3 tỷ USD.
Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, đà bán tháo diễn ra trên diện rộng khi những thông tin xoay quanh về tình hình đàm phán thuế quan vẫn chưa có tiến triển nhiều, nhà đầu tư cần giao dịch thận trọng trong những phiên tới.
Trong bối cảnh Mỹ áp mức thuế nhập khẩu 46% với hàng hóa từ Việt Nam, quỹ đầu tư Phần Lan đánh giá đây là yếu tố có thể tạo áp lực ngắn hạn lên xuất khẩu, nhưng vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào triển vọng trung hạn của nền kinh tế Việt Nam và gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ và xây dựng.
Bối cảnh thuế quan Mỹ gây áp lực ngắn hạn lên kinh tế Việt Nam, nhưng nhà quản lý quỹ tin rằng đây là thời điểm vàng để cơ cấu lại danh mục, tập trung vào các doanh nghiệp có nền tảng vững chắc và định giá rẻ nhất trong một thập kỷ qua.
SSI Research cho rằng tin xấu có thể lại là cơ hội tốt đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là cơ hội ở các ngành phòng thủ như hàng tiêu dùng thiết yếu, năng lượng/điện, công nghệ thông tin và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng trong nước như vật liệu xây dựng.