Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc
Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)
Thời gian kí: tháng 8/2006
Địa điểm: Kuala Lumpur, Malaysia
Việt Nam tham gia vào Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc từ năm 2005 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế nhập khẩu từ năm 2007.
Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam
Trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại sẽ giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN.
Từ năm 2015, Việt Nam xóa bỏ thuế quan đối với 7366 dòng thuế (chiếm 77,6% tổng số dòng thuế) tập trung vào một số sản phẩm thuộc các nhóm: sản phẩm nông nghiệp, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, thủy sản, giấy, hóa chất, sản phẩm từ sắt thép và kim loại cơ bản,…
Đến năm 2018, tổng số dòng thuế xóa bỏ thuế quan là 8184 (chiếm khoảng 86% tổng số dòng thuế).
Lộ trình cắt giảm cuối cùng của Hiệp định AKFTA là năm 2021. Ngoài các dòng thuế đã được xóa bỏ thuế quan vào năm 2018, dự kiến khoảng 620 dòng thuế sẽ được giảm thuế về 5% (tập trung vào một số nhóm như điện tử, cơ khí, sắt thép và kim loại cơ bản, sản phẩm hóa dầu, phụ tùng máy móc, một số mặt hàng ô tô đặc chủng và chuyên dụng…)
Những mặt hàng không cam kết hoặc duy trì thuế suất cao (50%) gồm ô tô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp, đồ điện gia dụng, sắt thép, điện tử, rượu, thuốc lá, xăng dầu,…
Cam kết của Hàn Quốc dành cho Việt Nam
Về cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, Hàn Quốc đã hoàn tất việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định AKFTA từ năm 2010. Theo đó tính đến nay, 90,9% hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng thuế suất 0% nếu có chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Các nhóm mặt hàng Hàn Quốc không cam kết hoặc chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu vào cuối lộ trình (năm 2021) chủ yếu gồm: một số loại thủy sản (tôm, cua, cá đông lạnh, đóng hộp), nông sản (chế phẩm từ sữa, mật ong, tỏi, gừng, đậu đỏ, khoai lang), hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, sản phẩm cơ khí,...
Tăng thị phần nông sản Việt vào thị trường Hàn Quốc
Mỗi năm Hàn Quốc phải chi khoảng trên 35 tỉ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản. Các doanh nghiệp Việt Nam rất hào hứng với việc tăng xuất khẩu vào Hàn Quốc, song cũng còn nhiều rào cản phải khắc phục như chất lượng, các yêu cầu về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật,...
Tính đến nay Hiệp định Thương mại Hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc đã có hiệu lực được 5 năm nhưng sự xuất hiện của những mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này vẫn còn hạn chế.
Theo thống kê, năm 2018 Hàn Quốc nhập khẩu 35,2 tỉ USD hàng nông lâm thủy sản, trong đó, nhập khẩu rau quả và trái cây là 8,44 tỉ USD, thủy sản 5,045 tỉ USD, lâm sản 3,825 tỉ USD.
Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc, nhóm hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam mới chỉ chiếm gần 6% thị phần, với kim ngạch năm 2018 là 2,145 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm năm 2019 đạt khoảng 760 triệu USD. Năm 2019 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam vào Hàn Quốc cũng chỉ đạt khoảng 2 tỉ USD như năm 2018.
Chi tiết về Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc