CPTPP: Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mẫu chứng nhận xuất xứ khác với một số FTA, CPTPP không bắt buộc các chứng nhận xuất xứ phảo theo một mẫu cố định nào.
Tuy nhiên, về nội dung CPTPP yêu cầu chứng nhận xuất xứ phải gồm các thông tin tối thiểu như qui định trong Phụ lục B, Chương 3 của Hiệp định, bao gồm:
Chứng nhận xuất xứ bởi người nhập khẩu, hay người xuất khẩu hay người sản xuất;
Thông tin người chứng nhận;
Thông tin người xuất khẩu;
Thông tin người sản xuất;
Thông tin người nhập khẩu;
Mô tả và mã HS của hàng hóa;
Loại qui tắc xuất xứ mà hàng hóa áp dụng;
Khoảng thời gian của chứng nhận xuất xứ (trong trường hợp nhiều lô hàng);
Ngày và chữ kí được ủy quyền.
Chứng nhận xuất xứ có thể làm dưới dạng văn bản hoặc điện tử.
Cộng gộp trong CPTPP
Bên cạnh hình thức cộng gộp thông thường, CTPPP còn cho phép áp dụng cộng gộp toàn bộ.
Cụ thể, đối với cam kết về cộng gộp toàn bộ, mặc dù nguyên liệu chỉ đáp ứng một phần qui tắc xuất xứ (ví dụ không thể đáp ứng tiêu chí RVC 40% mà chỉ có thể đáp dứng tiêu chí RVC 19%), giá trị phần xuất xứ đó (19% như trong ví dụ) vẫn được phép cộng gộp vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.
Phần được cộng gộp sẽ chỉ là phần giá trị gia tăng thực tế (19%) chứ không phải toàn bộ nguyên liệu (100%).