|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Bỉ tháng 12/2020: Duy trì xuất siêu

15:08 | 11/02/2021
Chia sẻ
Trong tháng 12/2020, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Bỉ thặng dư 214 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gấp gần 7 lần so với nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam và Bỉ tháng 12/2020: Duy trì xuất siêu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2020 cán cân thương mại giữa Việt Nam và Bỉ thặng dư 214,1 triệu USD.

Trong đó, nước ta xuất khẩu 252 triệu USD hàng hóa sang Bỉ, đồng thời nhập khẩu 37,9 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu gấp gần 7 lần so với nhập khẩu.

Cả năm 2020, Việt Nam xuất sang thị trường Bỉ hơn 2,3 tỷ USD và nhập về 473,8 triệu USD.

Qua đó giúp thặng dư thương mại đạt 1,8 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Bỉ tháng 12/2020: Duy trì xuất siêu - Ảnh 2.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ tăng 33% so với tháng trước.

Một số mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta, kim ngạch trên 10 triệu USD là: giày dép các loại; hàng dệt, may; sắt thép các loại; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; hàng thủy sản; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.

Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 128% so với tháng 11.

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Bỉ tháng 12/2020 và cả năm 2020

Mặt hàng chủ yếuXuất khẩu tháng 12/2020Năm 2020
Lượng (Tấn)Trị giá (USD)So với tháng 11/2020 (%)Lượng (Tấn)Trị giá (USD)
Tổng252.031.79833 2.314.806.099
Giày dép các loại 115.110.42334 988.199.065
Hàng dệt, may 37.563.15053 353.360.301
Hàng hóa khác 22.433.30770 200.075.802
Sắt thép các loại15.29112.290.470-32108.39379.644.409
Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 11.964.293117 96.784.530
Hàng thủy sản 11.212.080128 133.934.443
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 10.345.72097 92.180.164
Cà phê3.4535.608.8288868.647111.940.276
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 5.277.79041 35.581.152
Sản phẩm từ sắt thép 4.224.8718 40.608.449
Gỗ và sản phẩm gỗ 3.765.520
 44.851.910
Hạt điều4062.700.464983.61324.141.709
Sản phẩm từ chất dẻo 2.530.2995 27.719.321
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận 2.103.13930 28.786.161
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 1.468.304-70 22.824.291
Cao su8341.121.109576.2226.656.370
Sản phẩm từ cao su 934.31625 8.776.242
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 714.40341 13.774.923
Sản phẩm gốm, sứ 476.14498 3.234.035
Hạt tiêu48159.328-304461.464.403
Gạo4827.840 433268.142

Kim loại thường khác là mặt hàng nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng kim ngạch mạnh nhất, cụ thể tăng 895% so với tháng 11.

Những nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu từ Bỉ phải kể đến như: dược phẩm; kim loại thường khác; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; đá quý, kim loại quý và sản phẩm...

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Bỉ tháng 12/2020 và cả năm 2020

Mặt hàng chủ yếuNhập khẩu tháng 12/2020Năm 2020
Lượng (Tấn)Trị giá (USD)So với tháng 11/2020 (%)Lượng (Tấn)Trị giá (USD)
Tổng37.894.2649 473.824.993
Dược phẩm 7.770.840-39 142.572.311
Hàng hóa khác 7.311.4523 74.273.352
Kim loại thường khác6624.456.2718952.80012.097.547
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 4.355.36911 74.268.020
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 3.180.526114 37.582.762
Chất dẻo nguyên liệu9792.118.224-577.71020.185.322
Phân bón các loại7.6401.861.465-698.01026.279.485
Sản phẩm hóa chất 1.382.064-2 17.464.698
Sản phẩm khác từ dầu mỏ 1.091.6622 11.059.604
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 1.052.28732 11.806.474
Hóa chất 891.11043 9.503.900
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 498.28545 4.692.218
Sữa và sản phẩm sữa 441.801205 6.160.598
Gỗ và sản phẩm gỗ 272.80522 7.953.497
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 258.481219 1.851.034
Sắt thép các loại120254.632-127.7294.727.857
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 244.761232 2.274.288
Sản phẩm từ sắt thép 185.694-48 3.640.384
Vải các loại 177.166-24 3.083.441
Chế phẩm thực phẩm khác 89.37040 1.122.580
Cao su   8561.225.622

Phùng Nguyệt

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.