Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 5, đặc biệt ở thị trường Mỹ, EU. VASEP dự báo nhu cầu đối với mặt hàng cá ngừ nguyên liệu chế biến, cá ngừ đông lạnh tại các thị trường có xu hướng tăng nhanh.
Trong khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ, EU tăng trưởng dương thì xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 4, 5 liên tiếp giảm mạnh do nước này thắt chặt kiểm tra virus SARS-CoV-2 đối với hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu.
"Nếu không làm tốt việc quản lý đội tàu thì rất khó có thể gỡ được thẻ vàng, thậm chí là bị thẻ đỏ. EU cho biết nếu còn tàu vi phạm thì không nói đến chuyện gỡ thẻ vàng", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết.
Nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở EU bùng nổ sau khi kiểm soát dịch COVID-19 trong khi ngành thủy sản Ấn Độ và nhiều nước đang lao đao vì dịch. Cùng với lợi thế từ EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam không nên bỏ lỡ cơ hội này.
Theo VASEP, nhu cầu tiêu thụ của người Mỹ bùng nổ sau thời gian giãn cách xã hội chống COVID-19. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ ghi nhận những con số ấn tượng như cá tra tăng 57%, tôm tăng 21%, cá ngừ tăng 17%...
Xuất khẩu thủy sản trong tháng 5 tăng 23% về lượng và tăng gần 17% về trị giá so với tháng 5/2020. Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng khi dịch vụ ăn uống tại châu Âu và Mỹ được mở trở lại.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong các tháng tới sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu từ Mỹ và EU tăng. Đặc biệt là nhu cầu thủy sản cao cấp từ EU khi các nhà hàng được mở cửa trở lại.
Sau nhiều tháng chống chọi với đại dịch COVID-19, kinh tế các nước châu Âu dần hồi phục, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng cao. Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ có bước tăng trưởng ấn tượng ở các thị trường này.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021, chiếm 57 % tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tăng mạnh, trong đó tôm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này.
Theo CEO Robin Wang của công ty tiếp thị thủy sản SMH International (Thượng Hải), thị trường thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc vẫn còn rất biến động, các lô hàng bị kẹt lâu ngày tại cảng trong khi chi phí tăng vọt do các xét nghiệm COVID-19.
Tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành thủy sản của Trung Quốc là rất đáng kể. Năm 2020, nhập khẩu và xuất khẩu thủy sản của đất nước tỷ dân lần lượt giảm 20% và 8% so với năm 2019, đặc biệt Trung Quốc phải đối mặt với một rủi ro rất lớn là thiếu nguyên liệu thô.
Sản phẩm thủy sản tươi sống và chế biến muốn được nhập khẩu vào Nhật Bản cần phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm.