Thủy sản nhập khẩu ách tắc dài ngày ở cảng biển Trung Quốc, doanh nghiệp e dè chi phí
Chia sẻ với Seafoodsource, ông Robin Wang cho hay: "Chi phí trên toàn chuỗi cung ứng thủy sản của Trung Quốc đều đang tăng và cuối cùng người tiêu dùng sẽ chịu thiệt nhất. Chi phí xét nghiệm và hải quan cho từng container ở từng cảng của Trung Quốc rất khác nhau nên mức tăng cũng không đồng đều".
"Sau một năm sa sút, các công ty nhập khẩu thủy sản ở đất nước tỷ dân đang tìm cách duy trì hoạt động và giá sản phẩm nhìn chung đều tăng trước khi đến tay khách hàng", ông Wang nói thêm.
Chính phủ Trung Quốc yêu cầu kiểm tra từng lô hàng thủy sản nhập khẩu trước khi bán hàng đến người tiêu dùng. Chi phí xét nghiệm và khử trùng thường tốn khoảng 200 USD/lô hàng, nguồn tin của SeafoodSource ước tính.
Cuối tháng 3, hải quan Trung Quốc vừa ra lệnh cấm tàu cá Pavel Batov của Nga cập cảng sau khi phát hiện virus SARS-CoV-2 trên ba bao bì cá minh thái đông lạnh lấy từ con tàu. Đây là lần thứ 10 giới chức Trung Quốc tìm thấy dấu vết virus trên bao bì thủy sản nhập khẩu từ Nga, bên cạnh các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Ecuador.
Ông Lu Yongfu - Phó Giám đốc Cục Giám sát Thị trường tỉnh Chiết Giang, cho biết virus SARS-CoV-2 trên các loại thực phẩm đông lạnh vẫn là lo ngại lớn đối với công tác kiểm soát dịch bệnh ở đất nước tỷ dân. Do đó, Trung Quốc khó lòng nới lỏng quy định đối với thủy sản nhập khẩu.
CEO Wang của SMH International nói: "Nhìn chung, quy trình giám sát của giới chức Trung Quốc đối với các mặt hàng thủy sản đông lạnh vẫn rất nghiêm ngặt. Cũng vì lẽ đó mà nhiều doanh nghiệp nhập khẩu tỏ ra dè dặt và chần chừ".
"Hiện có khá nhiều container đang chờ làm thủ tục hải quan ở Trung Quốc, tình hình chung không thuận lợi và thường xuyên xảy ra chậm trễ trong quá trình kiểm tra - xét nghiệm", ông Wang chia sẻ thêm.
Theo dự đoán của CEO Robin Wang, do Trung Quốc vẫn nghiêm chỉnh kiểm soát dịch bệnh nên có thể phải mất thêm một thời gian nữa thì những quy định áp dụng cho hàng nhập khẩu đông lạnh mới thay đổi.
Chia sẻ thêm về một thị trường thủy sản lớn khác là Hong Kong, ông Benjamin So - quản lý cấp cao của công ty nhập khẩu thủy sản 178 Degrees, cho biết: "Nhu cầu của Hong Kong vẫn ổn định, nhưng thách thức là những biến động khó lường trong hành vi mua hàng của người dân".
"Chúng tôi chọn giữ nguyên giá thủy sản hoặc chỉ tăng nhẹ để bù đắp cho việc đồng NZD tăng giá và cước phí vận tải", ông So nói thêm.
Tuy nhiên, ông Wang của SMH International cho biết dù Bắc Kinh đã hạ thuế suất đối với một số sản phẩm thủy sản nhập khẩu như cá hồi và cua đông lạnh từ 7% xuống 5% từ ngày 1/1 năm nay, nhu cầu của thị trường tỷ dân vẫn chưa cải thiện.
"Chúng tôi luôn lạc quan rằng thuế suất thấp hơn sẽ khuyến khích các công ty nhập khẩu mua thêm hàng. Tuy nhiên, chúng tôi lại không nhận thấy bất kỳ mức tăng trưởng đáng kể nào trong khối lượng cá tuyết, cá minh thái, cá hồi nhập khẩu. Ngoài ra, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này trong tương lai gần", ông Wang lý giải.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/