"Điều mong mỏi của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản giờ này là công nhân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt. Nếu doanh nghiệp chết sẽ kéo theo cả chuỗi như ngân hàng, nông ngư dân… cùng chung số phận", đại diện doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cho biết.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam quý III sẽ tăng trưởng tốt do nhu cầu thế giới tăng và nguồn cung cá tra của Việt Nam ổn định. Hiện, giá cá tra nguyên liệu đồng loạt tăng 100 - 200 đồng/kg, khoảng 21.800 - 22.200 đồng/kg tùy kích cỡ.
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc với 73 nghìn tấn, trị giá 368 triệu USD, không biến động nhiều về lượng và tăng gần 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đại diện VASEP cho rằng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra rút khỏi sang EU chỉ là động thái nhất thời. Nếu cầm cự và tồn tại được qua giai đoạn này, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn.
VASEP cho biết những quy định kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu tại cảng đang khiến doanh nghiệp rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Nếu chờ kiểm dịch, container thủy sản bị ách tắc. Còn nếu doanh nghiệp mang hàng về kho thì không biết khi nào mới được kiểm dịch.
Nếu vùng ĐBSCL kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 trong vòng 2 tháng nữa, xuất khẩu tôm năm 2021có thể đạt 4,2 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020, chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản.
VASEP đã gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề nghị đưa lực lượng lao động ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản vào đối tượng ưu tiên được tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu giảm ít nhất 40% số tàu cá vi phạm trong năm 2021, chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài vào năm 2022 trong cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà nhập khẩu EU đang ổn định trở lại so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa thoát khỏi tăng trưởng âm ít nhất hai năm trở lại đây.
Sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU nhưng khó vào siêu thị nội địa do quy định sử dụng chất kháng sinh Enrofloxacin trong Thông tư 10. Bất cập này khiến doanh nghiệp thủy sản mất cơ hội cạnh tranh tại thị trường 100 triệu dân.
Theo VASEP, hàng thủy sản đang bị ách tắc tại các điểm chốt vào tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế giấy PCR âm tính với COVID-19. Quy định này gây tình trạng hàng thủy sản kẹt cảng, kẹt kho lạnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên ngành khai thác thủy sản thực hiện tốt Đạo luật bảo vệ động vật có vú dưới biển của Mỹ bởi nếu vi phạm Đạo luật, quốc gia này có thể dừng nhập khẩu thủy sản, đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết.
Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 1 nghìn tấn, trị giá hơn 4 tỷ USD, tăng 13% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Từ năm 2015 đến nay, ngành thủy sản Việt Nam liên tục bứt phá và lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Trái ngược với sự bứt tốc của nhiều doanh nghiệp trong ngành thì Hùng Vương, Agifish và Việt An lại trượt dốc, thua lỗ, thậm chí lãnh đạo vướng vòng lao lý.
Nhu cầu từ các thị trường lớn tăng khi kinh tế phục hồi sau đại dịch và các ưu đãi từ những hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực là yếu tố hỗ trợ ngành thủy sản.