|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 5

06:21 | 11/06/2019
Chia sẻ
Trong bối cảnh Bắc Kinh đe dọa ngừng cung cấp đất hiếm cho Mỹ (vốn là nguyên liệu trong nhiều thiết bị điện tử), xuất khẩu nhóm khoáng sản này trong tháng 5 tại Trung Quốc đã suy giảm.
Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 5 - Ảnh 1.

Một mỏ đất hiếm tại Mông Cổ (Ảnh: Reuters)

Dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố hôm 10/6 cho thấy xuất khẩu đất hiếm trong tháng 5 đạt 3.629,5 tấn, giảm hơn 19% so với tháng 4.

Theo CNBC, con số trên xuất hiện vào thời điểm tổng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 bất ngờ tăng 1,1%, trong khi nhập khẩu giảm 8,5%, khiến tổng thặng dư thương mại của nước này tăng cao, ghi nhận đạt 41,65 tỉ USD.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã leo thang vào tháng 5 sau khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế quan đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.

Washington còn liệt Huawei vào danh sách đen do lo ngại về an ninh quốc gia, hạn chế khả năng hợp tác của doanh nghiệp Mỹ với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

Để đáp trả, Bắc Kinh đã tăng thuế đối với 60 tỉ USD hàng hóa Mỹ và đe dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ.

Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới. Đất hiếm là nhóm 17 khoáng sản có số lượng hạn chế, được sử dụng trong nhiều thiết bị như động cơ ô tô, đồ điện tử, hệ thống lọc dầu, hệ thống vũ khí quan trọng mà an ninh quốc gia Mỹ phụ thuộc vào, trong đó có laser và radar.

Đất nước tỉ dân sản xuất 120.000 tấn đất hiếm trong năm 2018, tương đương 70% tổng sản lượng toàn cầu, theo Khảo sát Địa chất Mỹ. Trong khi đó, Mỹ chỉ khai thác được 15.000 tấn đất hiếm trong cùng năm.

Các chuyên gia đã bất đồng ý kiến, liệu việc dọa ngừng cung cấp đất hiếm của Bắc Kinh có thể thay đổi cục diện cuộc chiến thương mại đang diễn ra hay không.

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 5 - Ảnh 2.


Yên Khê

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.