|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Xuất hiện nhiều nghề mới chưa từng có trong đại dịch

14:06 | 04/09/2021
Chia sẻ
Sự thay đổi của thị trường việc làm đem đến nhiều cơ hội cho cả người lao động và các doanh nghiệp trong việc phát triển các chiến lược lâu dài.

Theo Bộ Công Thương, tác động xã hội của cách mạng công nghiệp 4.0 tương tự như các cuộc cách mạng trong quá khứ, khiến thị trường việc làm ở cả nông thôn và thành thị có sự biến động.

Nhiều chuyên gia cho hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất công việc nhờ vào thay đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất.

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã sinh ra một nền kinh tế mới, gọi là "nền kinh tế chia sẻ", có sức ảnh hưởng và mang tích cách mạng, ví dụ như một số nền tảng gọi xe trực tuyến hay các không gian làm việc linh hoạt.

Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo (AI), chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học.

Thị trường việc làm thay đổi, xuất hiện nhiều ngành nghề mới dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều việc làm mới. (Ảnh: Bộ Công thương).

Điều này sẽ giúp tạo ra những nhóm ngành nghề mới, đặc biệt là những công việc có sự liên quan hoặc tương tác giữa con người với máy móc, chẳng hạn như phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp,...

Tại Đức, ước tính có khoảng 350.000 việc làm mới được tạo ra nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào năm 2025, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu.

Trong khi đó, việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc lắp ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực công nghệ thông tin, phân tích, nghiên cứu và phát triển cũng đòi hỏi có thêm 210.000 nhân sự có tay nghề cao.

Theo "Báo cáo về các loại hình mới của ngành dịch vụ và số người hành nghề mới vào năm 2020" của Viện Nghiên cứu Mission Institute (Mỹ), có 53,9% người chọn nghề mới vì thu nhập và 50,4% chọn nghề mới vì đam mê.

Một yếu tố khác cũng tác động tới thị trường việc làm là đại dịch COVID-19. Dưới tác động của đại dịch, các xu hướng mới về thị trường việc làm càng rõ nét hơn. Đại dịch kéo dài trong hơn một năm qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, buộc các doanh nghiệp phải có sự thay đổi trong cách vận hành để thích nghi.

Trên thực tế, để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều thương hiệu bán lẻ đã điều chỉnh mô hình kinh doanh, tập trung nhiều hơn vào các kênh bán hàng trực tuyến và tìm hiểu các chiến lược mới nhằm tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng.

Một số siêu thị như BigC, Vinmart… cung cấp thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến qua ứng dụng điện thoại. Các công ty công nghệ cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ mua hàng online như "Be đi chợ", Grab Mart…

Thị trường việc làm thay đổi, xuất hiện nhiều ngành nghề mới dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Nhiều dịch vụ mới được ra đời trong mùa dịch. (Ảnh: Vietnamnet).

Ngoài ra, một số ông lớn trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam như Tiki, Shopee, Lazada cũng xuất hiện thường xuyên hơn trên các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tiếp cận nhiều hơn đến người tiêu dùng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong thời điểm COVID-19 gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh online vẫn đạt được con số tăng trưởng lên đến 30% mỗi năm, giai đoạn 2016 - 2020.

Bên cạnh đó, thị trường cũng chào đón khoảng 40% khách hàng mới tham gia mua sắm trực tuyến. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), doanh thu của thị trường này ước tính sẽ vượt 15 tỷ USD trong năm nay.

Nhìn chung, sự phát triển của internet và tác động của đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn đời sống. Điều này khiến hình thức mua sắm trực tuyến nở rộ trong thời gian qua.

Đây là cơ hội tốt để những nhà bán lẻ tận dụng cơ hội, xây dựng các chiến lược thông minh nhằm bắt kịp xu thế của lĩnh vực thương mại điện tử, qua đó dần xóa đi khoảng cách giữa các đơn vị bán lẻ truyền thống và các shop online.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.