Các chuyên gia cho rằng, việc kết hợp giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh chính là chiến lược "cửa ngõ" để Việt Nam tiến ra thị trường quốc tế, trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, công nghiệp hoá của khu vực.
Theo ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Nam, có đến 80% doanh nghiệp hiện nay chưa quan tâm đến chuyển đổi số cũng như chưa chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao cho quá trình này.
Thế Giới Thợ, một ứng dụng khởi nghiệp của Việt Nam, ra mắt với tính năng gọi các thợ lành nghề sửa điện lạnh, lao động phổ thông, thợ sửa khoá, cứu hộ xe máy, thợ điện, bảo vệ - giữ xe, xây dựng, nội thất, giúp việc, thợ trang điểm,...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng con người là chìa khóa cho phát triển và tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0. Ông lưu ý không thể thành công nếu thiếu con người 4.0.
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đều dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu nguồn nhân lực. Con người tạo ra công nghệ, nhưng cũng chính những ứng dụng công nghệ lại khiến con người phải thay đổi theo nếu muốn tồn tại và phát triển.
“Nhận dạng đầu tiên để đánh giá doanh nghiệp có văn hóa phải là doanh nghiệp có trí tuệ, có sự sáng tạo chứ không phải là một doanh nghiệp chỉ bao gồm 5 C: Con - Cháu - Các - Cụ cả để rồi dẫn tới 5 Đ: Đố - Điều - Đi - Đâu - Được. Xin đừng biến văn hóa doanh nghiệp thành văn hóa nhà trẻ”- ông Lê Như Tiến đã nhấn mạnh như vậy tại Diễn đàn “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp” lần thứ I năm 2018 diễn ra ngày 8/11/2018 tại Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội dẫn ví chứng, cuộc chiến giữa Vinasun và Grab chưa đi đến hồi kết thì Hiệp hội Truyền hình phản đối Facebook phát sóng Ngoại hạng Anh tại Việt Nam… đã cho thấy tâm thế chưa sẵn sàng cho Cách mạng 4.0 của Việt Nam.
Đấu thầu qua mạng (ĐTQM) được xem là nằm trong tiến trình phát triển và là xu thế tất yếu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà Việt Nam đang theo đuổi.
Dẫn kết quả nghiên cứu sơ bộ của Công ty tư vấn BCG về cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam trong cuộc CMCN lần thứ 4 tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam 2018 diễn ra ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, CMCN lần thứ 4 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 8 đến 18 tỷ USD mỗi năm.
Bộ Khoa học Công nghệ ủng hộ các doanh nghiệp nhập khẩu các công nghệ, dây truyển sản xuất củ, đáp ứng đẩy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên, Bộ phản đối việc buôn bán máy móc, thiết bị cũ và nhập khẩu các loại rác cũ về các cảng biển trong nước thời gian vừa qua.
Bộ Tài chính cho biết công nghệ thông tin đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành huyết mạch trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt của ngành.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.