|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chuyển đổi Chính phủ số với ngành tài chính

21:30 | 03/07/2018
Chia sẻ
Bộ Tài chính cho biết công nghệ thông tin đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành huyết mạch trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt của ngành.
chuyen doi chinh phu so voi nganh tai chinh Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến ngành tài chính
chuyen doi chinh phu so voi nganh tai chinh Cơ chế tài chính mới giúp huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn
chuyen doi chinh phu so voi nganh tai chinh
Quang cảnh Hội thảo “Hành trình Hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0 và Chuyển đổi Chính phủ số với ngành Tài chính”. Ảnh: Đức Minh

Phát biểu tại hội thảo “Hành trình Hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0 và Chuyển đổi Chính phủ số với ngành Tài chính” diễn ra ngày 3/7 tại Hà Nội, ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết công nghệ thông tin đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành huyết mạch trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt của ngành.

Theo đó, ngành tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ việc quản lý tài chính, cải cách thủ tục hành chính trong ngành, hình thành và triển khai có hiệu quả một số hệ thống thông tin lớn, hiện đại, có tính đột phá trong lĩnh vực quản lý tài chính.

Cụ thể như: hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), hệ thống trao đổi dữ liệu thu nộp thuế giữa các cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan - Tài chính, hệ thống Đăng ký tài sản nhà nước; hệ thống Thông tin Quản lý nợ (DMFAS), hệ thống Hải quan điện tử và thực hiện cơ chế quản lý Hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa Hải quan, hệ thống quản lý thuế thu nhập cá nhân, hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS),...

Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết thêm, hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ mới là công nghệ “lõi” của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực kỹ thuật số gồm: công nghệ di động (Mobility), công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Analytics) và công nghệ điện toán đám mây (Cloud).

Để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ Tài chính đã có định hướng phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược chuyển đổi số của ngành tài chính nhằm mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành xây dựng tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái tài chính số.

Đồng thời, ngành tài chính đóng vai trò kiến tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài chính công, nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức”.

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, để thực hiện được mục tiêu trên, ngành tài chính đã triển khai thực hiện thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, đến năm 2020 “Xây dựng tài chính điện tử” nhằm triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử và hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính trên cơ sở tích hợp, liên thông và chia sẻ thông tin trong ngành tài chính. Xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, dịch vụ ngành tài chính đảm bảo thông suốt và gắn kết giữa các hệ thống trong và ngoài ngành (của Chính phủ, của các bộ, ngành và các tổ chức khác)….

Giai đoạn 2 đến năm 2025, “Thiết lập hệ thống dữ liệu Tài chính mở”, triển khai kiến trúc Chính phủ số ngành tài chính và cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính được xây dựng trên nền tảng dữ liệu mở nhằm thực hiện công khai thông tin, dữ liệu về tài chính, ngân sách cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ truy vấn dữ liệu theo yêu cầu người sử dụng; thúc đẩy việc giám sát của người dân trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách của Chính phủ, đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia của các Bộ, ngành, địa phương.

Thùy Dương