|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xử đại án VNCB 29/12: Phạm Công Danh không nhớ việc tiền chuyển cho bà Phấn, ông Thanh

15:23 | 29/12/2016
Chia sẻ
Trong ngày thứ 2 phiên phúc thẩm vụ đại án VNCB, bị cáo Phạm Công Danh liên tục kêu không nhớ nhiều tình tiết vụ án, trong đó có việc chuyển tiền cho bà Hứa Thị Phấn và ông Trần Quý Thanh như bị cáo này từng khai.
xu dai an vncb 2912 pham cong danh khong nho viec tien chuyen cho ba phan ong thanh Đại án VNCB: Hàng nghìn tỷ đồng đã về đâu?
xu dai an vncb 2912 pham cong danh khong nho viec tien chuyen cho ba phan ong thanh Xử đại án VNCB: Đề nghị không gọi nhóm Trần Ngọc Bích, nhóm Tân Hiệp Phát, nhóm Dr. Thanh
xu dai an vncb 2912 pham cong danh khong nho viec tien chuyen cho ba phan ong thanh Tại sao Trang 'phố núi' vẫn không có mặt tại tòa?
xu dai an vncb 2912 pham cong danh khong nho viec tien chuyen cho ba phan ong thanh Trang 'phố núi' tiếp tục vắng mặt tại phiên tòa xử đại án 9.000 tỷ đồng
xu dai an vncb 2912 pham cong danh khong nho viec tien chuyen cho ba phan ong thanh Ngày đầu xét xử đại án VNCB: Tòa bác nhiều yêu sách trái luật của luật sư nhóm Phạm Công Danh

16h30: Kết thúc phiên xử chiều 29/12

8h sáng mai 30/12, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo.

16h10: Phạm Công Danh được đưa ra ngoài chăm sóc y tế

Sau khi Phạm Công Danh nói không nhớ đã đưa tiền cho ai trong vụ ủy thác cho quỹ Lộc Việt mua trái phiếu Thiên Thanh để rút tiền của VNCB, HĐXX đã yêu cầu đội ngũ y tế đưa bị cáo Danh ra ngoài chăm sóc.

Trong phiên tòa từ hôm qua và sáng nay (29/12), Phạm Công Danh liên tục kêu "trí nhớ kém", "không nhớ" khi bị HĐXX chất vấn về các tình tiết quan trọng của vụ án.

Sáng nay, trả lời chất vấn về lời khai đã ủy nhiệm chi cho ông Trần Quý Thanh 400 tỷ đồng từ số tiền rút ra từ hai hợp đồng thuê trụ sở VNCB ký với các công ty sân sau của Thiên Thanh, Phạm Công Danh cũng trả lời: “Bị cáo trí nhớ kém, nhớ không chính xác, tiền có chuyển cho ông Thanh hay không bị cáo nhớ không chính xác”.

16h: Phạm Công Danh không nhớ chuyển cho bà Hứa Thị Phấn bao nhiêu tiền

Thẩm phán Duyên hỏi bị cáo Quyết ngoài lời khai bị cáo Mai bị cáo có bổ sung gì không?

Bị cáo Quyết: Kháng cáo về số tiền 900 tỷ đồng chuyển vào quỹ Lộc Việt, bị cáo không tham gia vào quá trình thực hiện nhưng bản án sơ thẩm xác định bị cáo tham gia. Nên mong HĐXX xem xét lại.

Bị cáo Danh có chủ trì phiên họp ủy thác đầu tư này không?

Bị cáo Danh: Tôi có họp và chủ trì cuộc họp. Vào năm 2012 khi chúng tôi tiếp nhận ngân hàng thì khoản nợ của nhóm Phú Mỹ và nhóm Phương Trang quá lớn và không có khả năng thu hồi. Vì thế ngân hàng rơi vào tình trạng rất khó khăn, tôi đã bán hơn 10 căn nhà của mình để trả cho ông Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng.

Mặt khác bà Hứa Thị Phấn yêu cầu trả tiền chăm sóc ngân hàng nên chúng tôi mới tìm cách đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất thanh khoản, mất an ninh tiền tệ.

Với những khó khăn đó nên chúng tôi phải tìm cách để đưa ngân hàng đi lên, chúng tôi chỉ về ngân hàng chứ không vì tư lợi cá nhân.

Luật sư Hoài hỏi bị cáo Phan Thành Mai: Ngân hàng VNCB muốn mua trái phiếu Thiên Thanh có cần phải ghi vào giấy phép hoạt động hay không?

Bị cáo Mai: Theo bị cáo biết là không bởi tiền thân của VNCB là ngân hàng Đại Tín.

Luật sư hỏi bị cáo Danh: Bị cáo đã đưa cho bà Hứu Thị Phấn bao nhiêu?

Bị cáo Danh: Tôi trí nhớ kém không nhớ rõ con số chuyển cho ai bao nhiêu tiền nhưng những việc chúng tôi làm nhằm duy trì hoạt động của ngân hàng.

Sau đó HĐXX yêu cầu đội ngũ y tế đưa bị cáo Danh ra ngoài chăm sóc

15h 35: Bị cáo Phan Thành Mai xin nhận trách nhiệm toàn bộ về số tiền 900 tỷ đồng

Thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên hỏi bị cáo Danh có kháng cáo về việc ủy thác đầu tư vào quỹ Lộc Việt, bị cáo Danh trả lời có kháng cáo.

Thẩm phán Duyên hỏi bị cáo Phan Thành Mai: Vì sao VNCB phải mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thông qua quỹ Lộc Việt?

Bị cáo Mai: Mua trái phiếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, khi mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thì tiền không bị mất đi. Do nhu cầu trả tiền cho bà Sáu Phấn cũng như chăm khách hàng nên bị cáo đã đề nghị mua trái phiếu thông qua quỹ Lộc Việt và được anh Danh đồng ý.

Sau anh Danh đồng ý thì HĐQT có họp và ra biên bản, trong cuộc họp có anh Danh, anh Mai Hữu Khương và một số người khác, bị cáo không nhớ rõ. Tiếp theo đó bị cáo giao cho bị cáo Hoàng Đình Quyết thực hiện, còn về phía Thiên Thanh là do bị cáo Mai Hữu Khương.

Chủ trương đưa ra là 2.000 tỷ đồng thực hiện theo từng giai đoạn mà mới thực hiện được 900 tỷ đồng bằng 30% vốn điều lệ của ngân hàng. Theo nguyên tắc những hoạt động trên 50% vốn điều lệ thì phải thông qua HĐQT nhưng trong dự án này mới chỉ có 30% nên không cần thông qua.

Năm 2012 ngân hàng VNCB bị đặt dưới sự kiểm sát đặt biệt của ngân hàng nhà nước, khi chuyển 900 tỷ đồng vào quỹ Lộc Việt đã không thông qua tổ kiểm sát, sau đó có thông qua nhưng tổ kiểm sát không đồng ý.

Sự việc do bị cáo chủ trương làm nên bị cáo xin chịu toàn bộ trách nhiệm về số tiền 900 tỷ đồng. Sau cùng bị cáo Mai yêu cầu thu HĐXX thu hồi 900 tỷ đồng đầu tư vào quỹ Lộc Việt.

15h30: Tòa tạm nghỉ giải lao

15h: Bị cáo Bạch Quốc Hào xin xem xét hoàn cảnh phạm tội

Luật sư Trần Minh Tân bào chữa cho bị cáo Mai Hữu Khương hỏi bị cáo Khương: Trước khi chuyển hội sở thì VNCB làm việc ở đâu?

Bị cáo Khương: Trước khi lên kế hoạch thay đổi hội sở thì ngân hàng VNCB làm việc tại số 10 Lý Tự Trọng với diện tích rất nhỏ, nên việc thay đổi hội sở là rất cần thiết. Sau quá trình họp bàn thì bị cáo bắt tay vào việc soạn thảo kế hoạch xây dựng hội sở tại 816 Sư Vạn Hành.

Luật sư: Theo cáo buộc thì bị cáo xây dựng đề án thay đổi hội sở không xin ý kiến của tổ giám sát?

Bị cáo Khương: Bị cáo không biết rõ việc xin ý kiến của tổ giám sát.

Luật sư hỏi bị cáo Phạm Công Danh: Những gì tôi hỏi bị cáo là đúng hay không?

Bị cáo Danh: Việc thuê mặt bằng tại số 816 Tô Hiến Thành phải thông qua HĐQT.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Bạch Quốc Hào hỏi bị cáo Hào: Trong phiên tòa phúc thẩm hôm nay bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt hay yêu cầu gì thêm?

Bị cáo Hào: Mong HĐXX xem xét lại hoàn cảnh phạm tội cũng như hành vi của mình.

Sau đó luật sư trình bày hàng loạt huân huy chương của gia đình bị cáo Hào.

xu dai an vncb 2912 pham cong danh khong nho viec tien chuyen cho ba phan ong thanh
Các bị cáo tại phiên tòa

14h 51: Bị cáo Danh than trí nhớ kém

Luật sư Hà Hải (bào chữa cho bị cáo Danh) hỏi bị cáo Phan Thành Mai: Có phải mọi giao dịch của VNCB phải thông qua đại hội cổ đông hay không?

Bị cáo Mai: Chỉ có những giao dịch nào lớn hơn 20% vốn điều lệ của ngân hàng thì phải thông qua HĐQT.

Luật sư Hà Hải: Công ty Trung Dung, Hưng Việt có mối quan hệ với tập đoàn Thiên Thanh hay không?

Bị cáo Mai: Theo giấy tờ thì không.

Luật sư bào chữa cho Phan Thành Mai hỏi Phạm Công Danh: Việc chuyển hội sở có thông qua HĐQT hay không?

Bị cáo Danh tiếp tục than trí nhớ kém, không nhớ rõ cụ thể vụ việc họp bao nhiêu lần có những ai tham dự. Nhưng tôi nhớ rất rõ HĐQT đã họp rất nhiều lần sau đó nhân viên của ngân hàng có đi khảo sát cụ thể vụ việc.

HĐXX hỏi sức khỏe bị cáo Danh có đảm bảo hay không? Bị cáo Danh trả lời mình bị cao huyết áp và thận nhưng vẫn cố gắng trả lời được.

Luật sư tiếp tục hỏi bị cáo Danh: Sau khi lên đề án thì ngân hàng có bắt tay vào xây dựng hội sở hay không?

Bị cáo Danh: Do nhu cầu phát triển của ngân hàng nên chúng tôi quyết định thay đổi hội sở.

Sau đó bị cáo Danh tiếp tục than sức khỏe yếu những gì mình nhớ ra thì xin HĐXX cho mình trình bày.

xu dai an vncb 2912 pham cong danh khong nho viec tien chuyen cho ba phan ong thanh
Bị cáo Phạm Công Danh

14h 20: Bị cáo Danh nói chỉ nhớ vay tiền ông Thanh, không có quan hệ gì khác

Mở đầu phiên tòa, đại diện Viện Kiểm soát bắt đầu xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Quỳnh Trang và Nguyễn Thị Sâm (cùng là nhân viên kế toán Tập đoàn Thiên Thanh):Bà nhận bao nhiêu tiền từ công ty Trung Dung?

Bị cáo Nguyễn Thị Quỳnh Trang: Tôi nhận 36,4 tỷ đồng từ công ty Trung Dung, sau khi tôi nhận tiền thì tôi chuyển đi cho các công ty con của tập đoàn Thiên Thanh, tôi chỉ chuyển tiền theo yêu cầu của cấp trên chứ không hỏi lý do chuyển tiền.

Bị cáo Nguyễn Thị Sâm: Tôi có nhận được 10 tỷ từ tài khoản Mai Hữu Khương sau đó tôi chuyển đi chứ không hỏi lý do chuyển cho ai.

Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Danh) hỏi bị cáo Phan Thành Mai: Khi tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín thành ngân hàng Xây dựng có đề cập tới vấn đề xây dựng lại hình ảnh thương hiệu hay không?

Bị cáo Phan Thành Mai: Có. Sau khi tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín thì HĐXX đã quyết định xây dựng hội sở tại 816 Sư Vạn Hạnh.

Luật sư Hoài hỏi bị cáo Mai Hữu Khương: Trên thực tế 816 Sư Vạn Hạnh có được sửa chữa hay không?

Bị cáo Mai Hữu Khương: Có sửa chữa và xây dựng hội trường hơn 600 chỗ ngồi.

LS Hoài hỏi bị cáo Nguyễn Thị Quỳnh Trang: Liên quan tới việc thuê mặt mặt Tô Hiến Thành, ông Danh có chuyển 400 tỷ đồng cho ông Trần Quý Thanh cô có biết không?

Bị cáo Trang: Tôi biết sự việc này còn chuyển tiền gì thì tôi không biết, số tiền 400 tỷ tôi đã chuyển vào tài khoản của ông Thanh.

Luật sư Hoài hỏi bị cáo Phạm Công Danh: Giữa ông và ông Thanh có quan hệ gì mà ông chuyển số tiền 400 tỷ này cho ông Thanh?

Bị cáo Danh: Tôi nhớ kém tôi không nhớ, tôi nghĩ chỉ có việc tôi vay tiền ông Thanh ngoài ra không có quan hệ gì.

---------------------

Phiên sáng 29/12:

Ai chỉ đạo vụ nâng cấp Corebanking để rút 63 tỷ?

Trong phiên sáng nay, HĐXX đã chất vấn sâu các bị cáo quanh các sai phạm tại VNCB như việc hợp đồng khống nâng cấp CoreBanking và thuê trụ sở để rút tiền ra khỏi VNCB.

Đối với sai phạm trong việc lập đề án nâng cấp CoreBanking giá trị tương đương 240 tỷ trong đó có 63 tỷ đồng được Phạm Công Danh rút ra, bị cáo Phạm Danh tiếp tục khẳng định không trực tiếp chỉ đạo mà giao cho Phan Thành Mai làm.

Luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh) nói: tại bản án sơ thẩm, Phạm Công Danh bị tuyên tội “Cố ý làm trái…” vì đã không họp HĐQT, không thành lập ban chỉ đạo đề án nâng cấp Corebanking, nhưng hợp đồng này có giá trị dưới 10% vốn điều lệ, nên không cần thông qua HĐQT.

Trả lời câu hỏi của luật sư, Phan Thành Mai cho biết vốn điều lệ VNCB vào thời điểm đó là 3.000 tỷ. LS Trần Minh Hải cho rằng điều này có thể làm sáng tỏ bản chất sự việc.

Tuy nhiên, lời khai của các bị cáo trước tòa trong vụ việc này trái ngược nhau.

Phan Thành Mai khai vào thời điểm khoảng tháng 4-5/2013, ông Danh đã chủ trì cuộc họp này cùng với Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn và 1 kế toán trong bối cảnh VNCB không còn thanh khoản.

Tại cuộc họp, ông Danh cần một giải pháp “mượn” tạm tiền ngân hàng để chi, nên Phan Thành Mai đã đề xuất ý tưởng lập hợp đồng nâng cấp CoreBanking để rút một phần tiền.

Ngược lại, Mai Hữu Khương khai không tham gia họp HĐQT về đề án Corebanking, và chỉ là người soạn hợp đồng còn lại không biết gì.

Còn Phạm Công Danh vẫn tiếp tục kêu “trí nhớ kém”, “không nhớ rõ” và khẳng định giao hết cho Phan Thành Mai làm. Về số tiền 63 tỷ rút ra, Danh khai chi “chăm sóc khách hàng”.

Vụ khống hồ sơ thuê trụ sở, Phạm Công Danh tiếp tục đổ “Mai làm”

Trong vụ soạn hợp đồng khống thuê 2 trụ sở tại 816 Sư Vạn Hạnh và 268 Tô Hiến Thành (Tp.HCM) gây thiệt hại 581,6 tỷ đồng cho VNCB, theo HĐXX hai hợp đồng này có giá trị vượt 20% vốn điều lệ, nhưng không thông qua HĐQT ngân hàng.

Trong vụ việc này, Giám đốc hai công ty đứng tên ký hợp đồng cho VNCB thuê trụ sở đều là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, và số tiền cho thuê sau đó được chuyển về Thiên Thanh để Phạm Công Danh chi tiêu.

Trả lời câu hỏi của HĐXX về trách nhiệm chỉ đạo, Phạm Công Danh tiếp tục “điệp khúc” không nhớ. “Tôi không chỉ đạo trực tiếp. Tôi có giao anh Mai, còn quy tình như thế nào là anh Mai làm”.

Ngược lại, Phan Thành Mai khai việc này do HĐQT mà trực tiếp là ông Danh (Chủ tịch HĐQT) chủ trì họp và chỉ đạo.

Xuân Dũng