VJCEP: Qui tắc xuất xứ đối với mặt hàng giày dép
Qui tắc chung
Các điều khoản liên quan đến qui tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản (VJCEP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) gần như hoàn toàn giống nhau, với tiêu chí chính là hàm lượng giá trị khu vực 40% hoặc chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số.
Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc Nhật Bản) nếu:
Trường hợp 1: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên; hoặc
Trường hợp 2: Được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó từ các nguyên vật liệu có xuất xứ của một hay nhiều Bên, và đáp ứng tất cả qui định khác về qui tắc xuất xứ; hoặc
Trường hợp 3: Đáp ứng các qui định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy trong trường hợp sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ
Đối với trường hợp 3, Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy trong Hiệp định được xác định dựa trên các tiêu chí:
- Hàm lượng giá trị nội địa (RVC) không dưới 40%, và công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa đó được thực hiện tại nước thành viên; hoặc
- Chuyển đổi mã số HS của hàng hóa ở cấp 4 số (qui tắc chuyển đổi nhóm - CTH)
Người xuất khẩu của nước thành viên Hiệp định sẽ được lựa chọn tiêu chí áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa.
Qui tắc cụ thể mặt hàng
Ngoài qui tắc chung, tương tự như Hiệp định VJEPA, Phụ lục 2 của Hiệp định AJCEP cũng áp dụng qui tắc cụ thể mặt hàng (PSR) cho một số mặt hàng.
Các qui tắc này bao gồm việc cho phép áp dụng hàm lượng giá trị gia tăng 40%; chuyển đổi chương, chuyển đổi nhóm có loại trừ chuyển đổi phân nhóm; thực hiện công đoạn gia công chế biến cụ thể, xuất xứ thuần tuý.
Theo qui định trong Phụ lục 2 AJCEP, các mặt hàng giày dép được qui định "CC" – nghĩa là tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương).
Các vấn đề khác
Cộng gộp xuất xứ
Giống như nhiều VJEPA, AJCEP cho phép cộng gộp xuất xứ, nghĩa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá ở nước thành viên khác được coi là nguyên liệu có xuất xứ của nước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến hàng hoá đó..
Tỉ lệ không đáng kể (De Minimis)
Hàng hóa thuộc mặt hàng giày dép không đáp ứng được tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS vẫn được coi là có xuất xứ nếu trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/