|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vì COVID-19, hãng thời trang danh tiếng phải tính tới phương án cho vài chục nghìn nhân viên nghỉ việc, lùi thời hạn chia cổ tức

17:05 | 24/03/2020
Chia sẻ
Tập đoàn bán lẻ thời trang H&M thông báo ban lãnh đạo đang cân nhắc khả năng đình chỉ tạm thời công việc của vài chục nghìn nhân viên khắp thế giới trong bối

Đóng hơn 3.400 cửa hàng, lùi kế hoạch chia cổ tức

H&M, một trong những tập đoàn bán lẻ thời trang lớn nhất hành tinh, đã đóng mọi cửa hàng ở nhiều thị trường lớn nhất, bao gồm Đức và Mỹ do tác động của dịch viêm phổi cấp COVID-19, theo thông cáo báo chí của tập đoàn.

CNBC đưa tin, tính tới hôm 23/3, H&M đã đóng 3.441 trong tổng số 5.062 cửa hàng toàn thế giới. Tại những thị trường mà các cửa hàng vẫn hoạt động, nhu cầu mua hàng đang giảm mạnh và có thể tác động tiêu cực tới doanh số tháng 3.

Cùng với quyết định đóng phần lớn cửa hàng, nhà bán lẻ thời trang ở Thụy Điển cũng hoãn kế hoạch chia cổ tức năm 2019.

Vì COVID-19, hãng thời trang danh tiếng phải tính tới phương án cho vài chục nghìn nhân viên nghỉ việc, lùi thời hạn chia cổ tức - Ảnh 1.

Đến ngày 23/3, H&M đã đóng 3.441 trong tổng số 5.062 cửa hàng toàn thế giới. Ảnh: CNBC

Do doanh thu giảm, H&M thông báo họ sẽ xem xét lại mô hình kinh doanh và tìm những giải pháp giảm chi phí. Thông cáo báo chí của tập đoàn nêu rõ họ sẽ cho nhân sự ở một số thị trường nghỉ việc tạm thời.

"Chúng tôi chưa thể tính toán số lượng người chịu tác động của quyết định nghỉ việc tạm thời. Tập đoàn cũng sẽ sa thải vĩnh viễn một bộ phận nhân sự do tác động tiêu cực của COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh", thông cáo nhấn mạnh.

Hồi cuối tuần trước, H&M thông báo họ sẽ thay đổi chức năng của chuỗi cung ứng để sản xuất khẩu trang y tế và các sản phẩm bảo hộ dành cho bệnh viện.

Bức tranh ảm đạm của ngành thời trang do mất nguồn khách Trung Quốc

Với sự bùng phát nhanh của COVID-19, đương nhiên H&M không phải là hãng thời trang duy nhất hứng chịu tổn thất. 

Tháng 2 và 3 là khoảng thời gian mà nhiều sự kiện thời trang lớn diễn ra ở New York, Milan, Paris, London, song các biện pháp phòng dịch covid-19 đã khiến mức độ náo nhiệt của các sự kiện giảm mạnh.

Các tuần lễ thời trang ở những thành phố New York, London, Milan và Paris - nơi ngành công nghiệp xa xỉ trình diễn những bộ sưu tập trang phục phụ nữ trên sân khấu và showroom dành cho người mua - đang hứng chịu tổn thất từ những biện pháp phòng ngừa sự lây lan của covid-19.

Vài thương hiệu phải hủy buổi trình diễn vì các biện pháp cách li. Những thương hiệu vẫn tiếp tục sự kiện phải trình diễn với sự vắng mặt của những người mẫu, người mua và nhân vật nổi tiếng từ Trung Quốc.

Bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội của những nhân vật nổi tiếng ở Trung Quốc cùng các đơn hàng bán sỉ là công cụ chủ chốt để thúc đẩy xu hướng trong thị trường quan trọng nhất (Trung Quốc) của ngành thời trang xa xỉ, theo Bloomberg.

Người tiêu dùng Trung Quốc đóng góp hơn 1/3 giao dịch hàng xa xỉ và 2/3 tăng trưởng của ngành thời trang xa xỉ trong vài năm gần đây, và mối lo ngại về sự lây lan của covid-19 đang đè nặng lên ngành.

Một chỉ số của Bloomberg về các doanh nghiệp bán hàng xa xỉ đã giảm hơn 10% so với cùng kì năm ngoái do mức chi tiêu của người Trung Quốc đối với nhiều loại sản phẩm - như túi xách da và nước hoa - đã không tăng do các biện pháp cách li.

Doanh thu toàn cầu của ngành xa xỉ có thể thấp hơn trung bình 6% so với các dự báo cho năm nay, và các doanh nghiệp phụ thuộc thị trường Trung Quốc có thể hứng chịu mức giảm lớn hơn.

Đó là nhận định của Luca Solca, một nhà phân tích của tổ chức Sanford C. Bernstein. Ông mô tả 2020 có thể năm "bước đệm" đối với ngành thời trang cao cấp, dự đoán các sự kiện thời trang có thể vẫn dừng nếu virus tiếp tục lan rộng.

Cửu Dương