Ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc đã lên tới ngưỡng không bền vững. Nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh nên vay nợ nhiều hơn để san sẻ gánh nặng với các địa phương.
Chuyên gia ví von các biện pháp giải cứu như một bài thuốc cho thị trường. Thế nhưng bài thuốc dù hay, dù tốt đến đâu thì bệnh nhân cũng cần được uống khi còn "chút sức lực". Nếu để quá chậm thì không bài thuốc nào cứu chữa được.
Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc nên phát phiếu mua hàng trực tiếp cho người dân nhằm nhanh chóng kích thích tiêu dùng và tăng trưởng, tránh suy thoái kinh tế.
Hiệp định ACFTA được nâng cấp sẽ bao gồm các lĩnh vực cùng quan tâm, trong đó có kinh tế số, kinh tế xanh, kết nối chuỗi cung ứng, bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) có trụ sở tại Helsinki (Phần Lan), lượng phát thải của Trung Quốc đã giảm kể từ năm 2021 nhưng vẫn chưa đạt đỉnh, do chính sách của nước này vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu dài hạn nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ.
Những thay đổi trong chính sách và việc thị trường chứng khoán Trung Quốc trở nên rẻ hơn trong những tháng gần đây đã thu hút các nhà đầu tư quốc tế quay trở lại.
Tổng Giám đốc điều hành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc JD.com, ông Xu Lei, cho biết mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra 20 hướng dẫn nhằm nới lỏng chiến lược phòng dịch nghiêm ngặt mang tên “Zero COVID”, song vẫn chưa ai biết thời điểm nào nền kinh tế và lĩnh vực tiêu dùng sẽ phục hồi hay mức độ phục hồi sẽ mạnh đến mức nào.
Bloomberg gợi ý rằng nguyên nhân khiến Trung Quốc bất ngờ thay đổi chính sách có thể là do thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, rủi ro hệ thống lan rộng và căng thẳng địa chính trị làm ảnh hưởng tới tham vọng công nghệ.
Việc chính quyền địa phương Trung Quốc không thể chi trả các khoản nợ cho doanh nghiệp xét nghiệm đang làm dấy lên nghi ngờ về tính bền vững tài chính của chính sách Zero COVID.
Những tín hiệu chính sách của Bắc Kinh về việc nới lỏng Zero COVID và hỗ trợ ngành bất động sản đã khiến thị trường Trung Quốc phản ứng tích cực. Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng những chính sách trên cần nhiều thời gian để tạo ra tác động thực sự tới nền kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh G20 trên đảo Bali, Indonesia có thể sẽ là một trong những kỳ họp khó khăn nhất cho tới nay. Hội nghị diễn ra giữa lúc chiến sự tại Ukraine vẫn tiếp diễn, Mỹ ngày càng đối đầu với Trung Quốc cũng như căng thẳng với Arab Saudi về nguồn cung dầu mỏ.
Bắc Kinh và Washington đang mâu thuẫn về nhiều vấn đề như thương mại, đảo Đài Loan, vũ khí hạt nhân và Nga. Cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất có thể là cơ hội để Mỹ-Trung giải quyết một số bất đồng.