|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc sẽ in thêm tiền để đối phó với chiến tranh thương mại?

09:05 | 17/09/2018
Chia sẻ
Một cựu quan chức cấp cao Trung Quốc ngày 16/9 cho rằng nước này nên nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nhu cầu nội địa như một cách để kiểm soát mối đe dọa thuế quan của Mỹ.
trung quo c se in them tie n de do i pho vo i chie n tranh thuong ma i Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính thức bắt đầu, Trung Quốc dọa khiếu nại lên WTO
trung quo c se in them tie n de do i pho vo i chie n tranh thuong ma i Viễn cảnh khó khăn của các ngân hàng Trung Quốc năm 2018

“Chúng ta phải nhấn mạnh vai trò của chính sách tiền tệ trong việc kích thích nhu cầu nội địa” khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đang ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Trung Quốc, ông Zheng Xinli – cựu phó giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương nói trong một hội thảo tại Bắc Kinh.

Phát biểu tại Đại học Renmin, ông Zheng cho rằng “chính sách tiền tệ thận trọng” của Trung Quốc, ám chỉ nước này sẽ không in thêm tiền để hỗ trợ tăng trưởng, đang “trói tay” Bắc Kinh.

trung quo c se in them tie n de do i pho vo i chie n tranh thuong ma i
Ảnh minh họa. Nguồn: Thomas White/Reuters.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định thay đổi chính sách tài khóa theo hướng chủ động hơn bằng cách tăng chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng và khuyến khích chính quyền địa phương phát hành trái phiếu.

Tuy nhiên, các ngân hàng Trung Quốc phần lớn vẫn đang thắt chặt cho vay – bức tranh trái ngược với thời điểm 10 năm trước khi hệ thống ngân hàng bơm tiền ào ạt để duy trì chương trình kích thích tổng lực.

trung quo c se in them tie n de do i pho vo i chie n tranh thuong ma i
Ông Zheng Xinli – cựu phó giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương Trung Quốc. Nguồn: Viện nghiên cứu Kinh tế Warton.

Ông Zheng cho rằng Bắc Kinh nên liều lĩnh hơn trong việc in thêm tiền. “Nó như một cuộc chiến. Trung Quốc đã giữ lại lực lượng mạnh nhất của mình và đưa đội quân mạnh thứ hai ra mặt trận”, ông Zheng nói với những người tham gia thảo luận về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và các chính sách quản trị rủi ro của Trung Quốc.

Thay vào đó, ông cho rằng hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ của Trung Quốc nên tham gia hỗ trợ nước này đối phó cuộc chiến thương mại đang leo thang với Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã quyết định đánh thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa khác từ Trung Quốc và thuế quan này có thể có hiệu lực sớm nhất vào ngày 17/9, theo tờ The Washington Post.

Vào cuối tháng 7, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc phải nỗ lực bình ổn nền kinh tế và một cách để đạt được điều này là tăng chi tiêu tài khóa, đặc biệt đối với cơ sở hạ tầng.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tỏ ra dè dặt trong việc nới lỏng đáng kể chính sách tiền tệ nhưng kỳ vọng vào việc nới lỏng “có mục tiêu”.

Tháng trước, tăng trưởng nguồn cung tiền giảm còn 8%, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa, trong khi tăng trưởng tín dụng xuống thấp kỷ lục do các ngân hàng siết chặt cho vay.

Chính phủ Trung Quốc lặp đi lặp lại sẽ không quay trở lại thời điểm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khi nước này tung ra gói kích thích khổng lồ trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ (580 tỷ USD) vốn là nguồn gốc của hàng loạt hệ lụy về sau như nợ cao, hiệu suất đầu tư thấp và mất cân bằng cơ cấu.

Tính đến cuối tháng 8, nguồn cung tiền của Trung Quốc đạt 177.000 tỷ nhân dân tệ, gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội của nước này.

Tuy nhiên, ông Zheng cho rằng Trung Quốc không nên lo ngại về điều đó vì cơ cấu hệ thống tài chính của nước này khác với phương Tây. “Kiểm soát chặt tín dụng sẽ đe dọa đến sức sống của nền kinh tế”, ông nói.

Giảm nợ là một trong ba ưu tiên kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình, thế nhưng Trung Quốc đã nới lỏng chiến dịch “tháo gỡ đòn bẩy tài chính” trong mùa hè qua do chiến tranh thương mại bùng nổ.

Xem thêm

Trường Giang

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.