Trung Quốc nhờ doanh nghiệp phố Wall góp ý cách cải thiện quan hệ với Mỹ
Ấn Độ có thể vượt Trung Quốc trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới |
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sắp leo thang - Ảnh: Reuters |
Theo các nguồn tin, thư mời đã được Bắc Kinh gửi đi vài tuần trước. Dự kiến cuộc họp có sự tham gia của nhiều công ty tài chính hàng đầu của Mỹ như Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan, Morgan Stanley, Blackstone, Charles Schwab, MSCI.
Ngân hàng Trung Quốc (BoC), Công ty TNHH tài chính quốc tế Trung Quốc (CICC), tập đoàn Cao Linh (Hillhouse Capital), Tập đoàn Xuân Hoa (Primavera), Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) cũng cử đại diện góp mặt.
Chủ trì cuộc họp là cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên và John Thornton, cựu Chủ tịch tập đoàn tài chính Goldman Sachs. Đại diện các doanh nghiệp cũng sẽ được gặp Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn vào sáng 17.9, sau khi trải qua phiên họp cả một ngày 16.
Hai ông Chu và Thornton đã đề nghị người tham dự đưa ra một hay hai ý kiến cụ thể về việc làm thế nào để lĩnh vực tài chính Trung Quốc mở cửa hơn nữa, cũng như đề xuất cách thức “thúc đẩy quan hệ Mỹ- Trung phát triển bình thường vì lợi ích của hai nước và của toàn thế giới”. Theo một nguồn tin, chính quyền Bắc Kinh sẽ cố đảm bảo rằng họ thực sự tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp.
Cuộc họp được tổ chức khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị tiến hành đợt đánh thuế thứ hai nhằm vào 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, bất chấp việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cố gắng khởi động lại đàm phán thương mại.
Doanh nghiệp tài chính được nhờ đóng góp ý kiến cải thiện quan hệ Trung- Mỹ trước thềm đàm phán thương mại - Ảnh: Reuters |
Trang tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia Scott Kennedy của Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) đánh giá Washington đang ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu.
Chuyên gia Kennedy phân tích khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross dẫn các đoàn Mỹ sang Trung Quốc đầu năm nay, mục tiêu mà nước này ưu tiên chỉ là thúc đẩy đối tác châu Á nhập thêm nhiều đậu tương, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cùng nhiều hàng hóa Mỹ để giảm thâm hụt thương mại song phương. Nhưng đến vài tháng sau đã có “sự chuyển đổi trên diện rộng”, chính quyền Trump đề nghị Bắc Kinh phải thực hiện thay đổi chính sách mang tính cấu trúc, như chấm dứt trợ cấp công nghiệp, chống ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường hơn nữa.
Đòi hỏi ngày càng lớn có nghĩa chiến tranh thương mại khó có thể sớm kết thúc, theo Bloomberg.
Xem thêm |