|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc muốn hợp tác với Nga thử nghiệm vắc xin COVID-19

09:38 | 18/08/2020
Chia sẻ
Các nhà khoa học Trung Quốc đã đề nghị thực hiện các thử nghiệm vắc xin chung với Nga, điều này thể hiện sự tín nghiệm của Trung Quốc đối với vắc xin của Nga sau khi Moscow phê duyệt vắc xin COVID-19.

Theo SCMP, kế hoạch này được chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc Zhong Nanshan công bố vào chủ nhật trong một hội nghị chuyên đề với các nhà khoa học Nga. Tuy nhiên ông không nói rõ "ứng cử viên" vắc xin nào sẽ được thử nghiệm hay địa điểm mà thử nghiệm sẽ diễn ra.

Trung Quốc muốn thử nghiệm vắc xin COVID-19 chung với Nga - Ảnh 1.

Nga đã phê duyệt vắc xin COVID-19 khi chưa kết thúc thử nghiệm lâm sàng hàng loạt. (Ảnh: EPA-EFE).

Ông chia sẻ Nga đã phát triển được vắc xin một cách nhanh chóng, đồng thời nói thêm "Trung Quốc và Nga có thể học hỏi được nhiều điều từ nhau. Các chiến lược và công nghệ trong việc chống lại COVID-19 của Nga rất đáng để nghiên cứu, trong khi đó Trung Quốc có những phương pháp độc đáo để kiểm soát được đại dịch, ví dụ như y học cổ truyền của Trung Quốc."

Giáo sư Jin Dong-yan, một nhà virus học phân tử tại đại học Hong Kong cho biết việc Trung Quốc kết hợp với Nga không phải là một ý tưởng hay vì Nga đã không tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế nào và đã phê duyệt vắc xin mà chưa thử nghiệm nó ở qui mô lớn.

Nhưng ông Jin nói rằng Trung Quốc hiện chỉ còn đang điều trị cho 612 bệnh nhân nhiễm COVID-19, vì vậy nước này cần thử nghiệm vắc xin của họ ở một đất nước khác vì không có đủ số ca nhiễm để thực hiên thử nghiệm vắc xin qui mô lớn tại nước nhà.

Ông Jin nói "Trung Quốc cần một nơi có sự lây nhiễm trong cộng đồng và người dân nói chung rất dễ bị lây nhiễm, nơi thử nghiệm như vậy không dễ để tìm."

Như Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.