|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Trung Quốc có lý do để không dang tay giúp đỡ Nga

08:09 | 16/03/2022
Chia sẻ
Sự ủng hộ mà Trung Quốc dành cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine đang xuất hiện giới hạn, khi tổn thất của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu vượt qua lợi ích của việc đối đầu Mỹ.

Ông Tập không muốn dây dưa với Nga?

Cho dù là trong chiến tranh thương mại hay chiến sự tại Ukraine, Trung Quốc đều chứng tỏ nước này sẽ luôn cố gắng ngăn cản các cuộc đấu đá địa chính trị với Mỹ gây tổn hại cho nền kinh tế nội địa.

Tình hình dịch bệnh chuyển biến xấu và mong muốn bình ổn trong một năm quan trọng trong sự nghiệp chính trị khiến Chủ tịch Tập Cận Bình ít có khả năng dang tay giúp đỡ Nga bởi điều đó có thể gây hại cho bản thân Trung Quốc.

Dấu hiệu cho thấy áp lực của ông Tập đã thể hiện rõ từ đầu tuần, khi Mỹ răn đe Trung Quốc không nên hỗ trợ tài chính và quân sự cho Nga, khiến nhà đầu tư lo ngại rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể chia rẽ nghiêm trọng hơn.

Theo Bloomberg, trong phiên ngày 15/3, một chỉ số chứng khoán Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong đã mất 6,6% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm mạnh nhất trong hai năm.

Trung Quốc có lý do để không dại gì giúp đỡ Nga - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự một sự kiện ở thành phố Vladivostok, Nga. (Ảnh: AFP).

Giữa bối cảnh đó, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bày tỏ với người đồng cấp Tây Ban Nha rằng Bắc Kinh không muốn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt mà phương Tây giáng xuống đầu Nga.

Ngoại trưởng Vương nhấn mạnh: "Chúng tôi không phải là một bên trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cũng không muốn bị dính dáng tới các lệnh trừng phạt của phương Tây".

Bình luận trên phù hợp với lời kêu gọi của Trung Quốc nhằm xuống thang căng thẳng ở Đông Âu, ngay cả khi Bắc Kinh đổ lỗi cho Washington xúi giục chiến tranh và giới ngoại giao nước này tuyên truyền thuyết âm mưu của Nga về các phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine.

Các động thái của Bắc Kinh dường như được tạo ra để giảm khả năng Trung Quốc bị kéo vào một cuộc đối đầu toàn cầu hoặc chịu thiệt hại kinh tế năng nề giữa lúc nước này còn đang bận tìm cách vượt qua đại dịch.

Chia sẻ với Bloomberg, ông Joseph Torigian, một phó giáo sư tại Đại học Mỹ, nhận định: "Trung Quốc sẽ gắng sức duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Nga, cùng lúc cố gắng bù đắp thiệt hại về kinh tế và uy tín".

Ông Torigian tiếp tục: "Trung Quốc chưa từng hy sinh lợi ích kinh tế để giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây".

Lời phủ nhận rõ ràng

"Câu hỏi lớn hiện nay là Trung Quốc sẽ đưa ra những quyết định gì và hành động như thế nào", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết trong cuộc phỏng vấn cùng Bloomberg.

"Nếu đi sâu tìm hiểu vào tình trạng phân chia trong nền kinh tế toàn cầu bây giờ, tình hình chuỗi cung ứng, công nghệ,…, bạn sẽ thấy một thế giới rất khác so với trước kia", vị bộ trưởng nhận định thêm.

Đầu tuần này, ông Qin Gang - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, đã đưa ra một trong những lời phủ nhận liên đới rõ ràng nhất của Bắc Kinh về chiến sự giữa Nga và Ukraine. Đặc biệt, ông Gang khẳng định Trung Quốc không biết trước về cuộc chiến.

Trên tờ Washington Post, ông cho biết Bắc Kinh đã "nỗ lực to lớn" để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời khẳng định lời đe dọa từ các quan chức Mỹ rằng Trung Quốc sẽ lãnh đủ nếu cố gắng giúp Nga là "không thể chấp nhận được".

"Các thông tin khẳng định Trung Quốc đã biết, đồng ý hoặc ngầm ủng hộ cuộc chiến tại Ukraine là hoàn toàn sai lệch. Nếu chúng tôi biết về cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, chắc chắn chúng tôi sẽ làm hết sức để ngăn chặn nó", vị đại sứ nhấn mạnh.

Hiện tại, Trung Quốc đã phải chịu một số tổn thất danh tiếng khi không công khai lên án cuộc tấn công của Nga. Chiến sự khiến công chúng so sánh nỗ lực giành lại "vùng đất đã mất" Ukraine của Tổng thống Putin với loạt tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Đài Loan.

Bà Elizabeth Wishnick, nhà nghiên cứu cấp cao tại viện chính sách CNA (Mỹ), nhận xét: "Chủ tịch Tập Cận Bình đã mất rất nhiều kể từ khi cá nhân ông đầu tư vào mối quan hệ với ông Putin. Rõ ràng, chính sách Nga của ông Tập đã thất bại, không mang lại lợi ích nào mà còn gây ra tổn thất chiến lược, thậm chí đe dọa nỗ lực kéo dài nhiệm kỳ của ông".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khả Nhân

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.