Chủ tịch kiêm CEO của JPMorgan cho biết thị trường sẽ bị bao trùm bởi sự hoảng loạn khi Mỹ tiến gần tới thời điểm vỡ nợ. JPMorgan tuyên bố đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống trên.
Cựu Tổng thống Donald Trump vừa khuyên các hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa không chấp nhận việc nâng trần nợ nếu phe Dân chủ không đồng ý cắt giảm chi tiêu. Ông Trump là một người có tầm ảnh hưởng trong Đảng Cộng hòa của Mỹ.
Theo các nguồn tin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ tiếp cận các lãnh đạo doanh nghiệp và lĩnh vực tài chính để nói về tác động to lớn đến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu nếu nước này vỡ nợ.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề nâng trần nợ, trong khi Bộ Tài chính cảnh báo rằng nước này có thể cạn tiền và không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ sớm nhất vào ngày 1/6 tới.
Ngày 26/4, Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa chiếm đa số đã thông qua dự luật nâng trần nợ thêm 1.500 tỷ USD kèm theo các yêu cầu cắt giảm chi tiêu sâu rộng trong thập kỷ tới. Dù dự luật trên khó được Thượng viện thông qua, phe Cộng hòa hy vọng kết quả này sẽ giúp củng cố vị thế của Chủ tịch Kevin McCarthy khi thương lượng về trần nợ.
Nhiều chính phủ hùng mạnh nhất thế giới cũng là những con nợ lớn nhất, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ so với GDP. Tuy nhiên, nợ công cao không có nghĩa là tình hình tài chính của quốc gia kém bền vững.
Hầu hết quốc gia trên thế giới không có trần nợ nhưng thế giới cũng ít khi vỡ nợ. Do đó Mỹ có khá nhiều mô hình để tham khảo nếu muốn kiểm soát chi tiêu mà không phải trải qua cơn đau đầu định kỳ về giới hạn nợ.
Nước Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ trong vài tuần nữa và cả hai đảng Dân chủ - Cộng hòa vẫn đang đấu đá nhau về việc nên hay không nên nâng trần nợ công.
Đại biểu Quốc hội cho biết, chuyên gia kinh tế thế giới khuyến nghị đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đầu tư chưa tới hạn thì trần nợ công có thể tới 80%, trong giai đoạn đầu tư để đi tới hạn thì nợ công giảm dần xuống cỡ 40-50%.