|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Dự báo nợ công năm 2020 tăng 40% so với 2017, vượt ngưỡng 4,2 triệu tỷ đồng

11:27 | 15/08/2018
Chia sẻ
Theo dự báo, dư nợ công của Việt Nam có thể lên tới 4.287 nghìn tỷ đồng vào năm 2020, bằng 62,58% GDP. 
du bao no cong nam 2020 tang 40 so voi 2017 vuot nguong 42 trieu ty dong Nợ công Việt Nam đang trong tình trạng nào?

Nợ công tăng nhanh hơn GDP danh nghĩa

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội (KTXH) quốc gia dự báo đến năm 2020, nợ công có thể chạm 4.287 nghìn tỷ đồng, tăng gần 40% so với mức ước tính 3.073 nghìn tỷ đồng của năm 2017.

Cũng trong giai đoạn 2017-2020, GDP danh nghĩa (chưa loại bỏ yếu tố lạm phát) được dự báo sẽ tăng chậm hơn nợ công với tỷ lệ 37%; dẫn tới tỷ lệ Nợ công/GDP tăng nhẹ từ 61,37% lên 62,58%. Bội chi ngân sách giai đoạn này có khả năng tăng từ 175 nghìn tỷ đồng lên 233 nghìn tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33%.

du bao no cong nam 2020 tang 40 so voi 2017 vuot nguong 42 trieu ty dong

Những giả định về kinh tế vĩ mô

Các dự báo này được đưa ra dựa trên Kịch bản cơ sở của Trung tâm thông tin và dự báo KTXH quốc gia. Kịch bản này có khả năng xảy ra cao, với giả định tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định và duy trì như những năm gần đây. Đầu tư khu vực nhà nước được cải thiện hơn cả về tốc độ và hiệu quả. Điều hành chính sách hợp lý, thủ tục pháp lý và môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện.

Tốc độ đầu tư trung bình giai đoạn này tăng 7%. Mô hình kinh tế phần nào được chuyển đổi nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh tế tăng trưởng dựa vào vốn và lao động giá rẻ. Chính sách tiền tệ và tỷ giá tương đối linh hoạt để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Các hiệp định thương mại có hiệu lực giúp đầu tư và xuất khẩu Việt Nam tích cực hơn. Khi đó, tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn 2018-2020 có thể đạt mức 6,53%/năm trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 4%/năm.

Ngoài ra, Trung tâm còn xây dựng một Kịch bản cao. Để đạt được kịch bản này, nền kinh tế phải thực hiện được những kỳ vọng đã đặt ra như kịch bản cơ sở nhưng tiến trình cải cách cũng như chuyển đổi nền kinh tế được diễn ra mạnh mẽ hơn. Năng suất của nền kinh tế, hiệu quả đầu tư công được cải thiện rõ nét. Những yếu tố gây bất ổn vĩ mô như nợ công hay rủi ro hệ thống tài chính được giải quyết triệt để.

Khi đó, không những nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng và ổn định cao hơn, tương ứng tăng trưởng GDP 6,75% và lạm phát 4,71%/năm, mà còn có thể duy trì được sự phát triển bền vững, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.

du bao no cong nam 2020 tang 40 so voi 2017 vuot nguong 42 trieu ty dong

Những rủi ro về nợ công

Dự báo cũng tính đến một số rủi ro đối với nợ công của Việt Nam như:

Rủi ro thanh khoản (rủi ro tái cấp vốn) đối với danh mục trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong nước: Việc điều chỉnh kéo dài kỳ hạn phát hành theo các Nghị quyết của quốc hội sẽ giúp làm giảm rủi ro tái cấp vốn đối với danh mục nợ trong nước giai đoạn 2018-2020.

Cụ thể, từ năm 2015, Kho bạc Nhà nước tập trung phát hành TPCP kỳ hạn từ 3 năm trở lên. Nhờ vậy, kỳ hạn phát hành TPCP bình quân đã tăng từ 3,9 năm vào năm 2011 lên 12,74 năm vào năm 2017. Lãi suất bình quân trái phiếu Chính phủ nhìn chung giảm (năm 2011 là 12,01%/năm, đến năm 2016 là 6,71%/năm và năm 2017 là 5,98%/năm), từng bước giảm dần các rủi ro về tái cấp vốn và rủi ro lãi suất đối với danh mục nợ chính phủ, cơ cấu nhà đầu tư chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhà đầu tư từ các công ty bảo hiểm, hoặc các quỹ bảo hiểm, giảm dần tỷ trọng nắm giữ của các ngân hàng thương mại.

Rủi ro lãi suất hiện ở mức thấp do Chính phủ chưa huy động nhiều các khoản vay nước ngoài có lãi suất thả nổi, và phát sinh chủ yếu từ yêu cầu đảo nợ ngắn hạn của danh mục nợ trong nước. Tuy nhiên, rủi ro lãi suất sẽ gia tăng gắn liền với thời gian thay đổi lãi suất bình quân giảm từ 8,8%/năm vào năm xuống còn 6,1% vào năm 2020 do tỷ lệ các khoản nợ áp dụng lãi suất thả nổi đang có xu hướng tăng dần, từ mức 7% danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2011 lên 12% vào cuối năm 2016.

Đối với rủi ro tỷ giá, diễn biến cơ cấu nợ nước ngoài trên dư nợ Chính phủ ở dưới mức 50% trong cả giai đoạn 2018-2020. Đây là xu hướng tích cực góp phần hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái danh mục nợ Chính phủ, phù hợp với mục tiêu Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.

Tuy nhiên, danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn tập trung vào 3 loại tiền chủ đạo USD, JPY và EUR (chiếm tỷ lệ tương ứng 44%, 32% và 17% dư nợ bằng ngoại tệ của Chính phủ đến cuối năm 2015). Trường hợp các đồng tiền này biến động bất lợi trong tương lai cùng với việc điều chỉnh tỷ giá mạnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể làm tăng chi phí trả nợ và giá trị danh nghĩa các khoản nợ nước ngoài quy theo đồng Việt Nam.

Xem thêm

Kiên Dương