|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nợ công Việt Nam đang trong tình trạng nào?

07:46 | 04/07/2018
Chia sẻ
Nợ công vẫn ở mức rất gần với ngưỡng nợ công 65% GDP do Quốc hội đề ra.
no cong viet nam dang trong tinh trang nao Việt Nam là một trong những quốc gia trả lãi nợ công cao vì biến đổi khí hậu
no cong viet nam dang trong tinh trang nao

Các khoản vay ODA được vay về cho vay lại để tăng cường và đề cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Ảnh: Lam Anh.

Số liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy nợ công nước ta giảm xuống mức 61,3% GDP năm 2017 từ mức 63,6% GDP của năm 2016, thấp hơn con số 62,6% GDP ước tính trước đó. Tuy nhiên, nợ công vẫn ở mức rất gần với ngưỡng nợ công 65% GDP do Quốc hội đề ra.

Nhìn nhận về thực trạng này, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ trong thời gian tới.

Theo VERP, tính đến hết năm 2015, tổng nợ công của Việt Nam đã tăng lên mức 61,0% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ Trung ương chiếm 49,2% GDP, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 10,9% GDP và nợ của Chính quyền địa phương chiếm 0,9% GDP.

Nếu phân chia theo nợ công trong nước và nước ngoài thì tổng nợ công trong nước là 33,8% GDP và nợ công nước ngoài đạt 27,2% GDP.

“Theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, nợ công hàng năm không được vượt quá 65% GDP, nợ chính phủ không vượt quá 54% GDP và nợ nước ngoài không vượt quá 50% GDP. Điều đó cho thấy số liệu nợ công vẫn ở trong mức an toàn tính tới năm 2015. Tuy nhiên, mức nợ công cũng đã rất gần ngưỡng trần do Quốc hội đặt ra”. – đơn vị này phân tích.

Ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR, việc vay nợ là cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư công, khuyến khích phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nếu nợ công tăng quá cao vượt qua một ngưỡng nhất định thì tác động tới tăng trưởng kinh tế có thể bị đảo ngược.

Cũng theo VEPR, nợ công làm giảm tích lũy vốn tư nhân nếu Chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước. Nguồn cung vốn trên thị trường vốn tư nhân giảm dẫn tới lãi suất tăng, đẩy chi phí đầu tư tăng và dẫn tới đầu tư tư nhân giảm.

Thực thế cho thấy, đã có khá nhiều nghiên cứu quốc tế về ngưỡng nợ công gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế của một quốc gia. Số liệu nợ công từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, nếu so sánh với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác, nợ công của Việt Nam có tốc độ tăng nhanh hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn 2000 - 2016, từ chỗ có tỷ trọng nợ công/GDP thấp nhất trong nhóm nước đang phát triển, nợ công của Việt Nam đã tăng vọt lên trong những năm gần đây để vượt lên đứng đầu vào năm 2016.

Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, nợ công nước ta giảm xuống mức 61,3% GDP năm 2017 từ mức 63,6% GDP của năm 2016, thấp hơn con số 62,6% GDP ước tính trước đó. Tuy nhiên, nợ công vẫn ở mức rất gần với ngưỡng nợ công 65% GDP do Quốc hội đề ra.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của VEPR, nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ trong thời gian tới.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018, Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng, mạnh mẽ trong quản lý nợ công (QLNC).

Luật QLNC (sửa đổi) có nhiều nội dung mới như: Siết chặt quy định về nợ bảo lãnh chính phủ, vay về cho vay lại; trách nhiệm người đứng đầu và đặc biệt là quy định về thống nhất chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNC về một đầu mối.

Luật QLNC (sửa đổi) gồm 9 chương, 63 điều, bao gồm các quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ QLNC. Tiếp thu các ý kiến đóng góp trong suốt quá trình xây dựng luật, một trong những nội dung đổi mới quan trọng là quy định rõ đầu mối QLNC theo hướng: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.

Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính là “chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ”; giao Chính phủ phân công cụ thể nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về nợ công.

Bên cạnh đó, Luật QLNC (sửa đổi) còn có nhiều nội dung mới quan trọng để việc QLNC được đảm bảo chặt chẽ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Cụ thể như Khoản 4, Điều 5 về nguyên tắc QLNC quy định rõ: “Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước (NSNN)”.

Khoản 4, Điều 19 quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn phải chịu trách nhiệm cá nhân trong trường hợp xảy ra vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức”...

Liên quan đến việc thay đổi nhiệm vụ về quản lý vốn vay ODA, Khoản 3, Điều 29 về vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quy định: “Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay mới đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cùng với đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài”.

Liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, Điều 15 nêu rõ, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công và có 15 khoản về nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó, điểm e, Khoản 1 quy định Bộ Tài chính: “Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước”.

Ngoài ra, tại điều 21, luật bổ sung thêm khái niệm ngưỡng để cảnh báo khi mức nợ công tiến gần đến mức trần và theo đó thực hiện các biện pháp để xử lý. Luật cũng quy định rõ mức ngưỡng nợ công do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ.

Vân Du