|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TP HCM không thu phí ô tô cá nhân vào nội đô

22:00 | 08/12/2017
Chia sẻ
Thu phí ô tô cá nhân vào nội đô không chắc giải quyết được bài toàn giảm ùn tắc lại gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư phát triển nên UBND TP HCM giao Sở giao thông nghiên cứu lại.
tp hcm khong thu phi o to ca nhan vao noi do Nghiên cứu thu phí ô tô vào trung tâm trong 3 tháng
tp hcm khong thu phi o to ca nhan vao noi do Thu phí ô tô vào trung tâm TP HCM: Người đồng tình, kẻ lo lắng

Đó là khẳng định của Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến về đề án “Thu phí ô tô vào nội đô” do công ty Công nghệ Tiên Phong đề xuất.

Theo ông Tuyến, thu phí ô tô các nhân vào nội đô không biết được bao nhiêu nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu phát triển của TP nên cần cân nhắc kỹ.

“Đề án này hướng đến mục tiêu giảm ùn tắc khu vực nội đô, nhưng nếu kẹt xe ở phạm vi ngoài trung tâm thì sao” - ông Tuyến đặt vấn đề.

tp hcm khong thu phi o to ca nhan vao noi do
Người dân TP HCM quá quen với cảnh ùn tắc giao thông thế này...

Ông Tuyến cho biết TP HCM là đô thị đặc biệt, mật độ dân cư đông nhất cả nước. Tuy nhiên, mật độ dân cư dày đặc chỉ ở trung tâm. Trong khi đó, 2 hyện vùng ven như huyện Cần Giờ, Củ Chi chiếm phần nữa diện tích của TP nhưng chỉ chiếm 2 triệu người, còn lại 11 triệu người đang sinh sống tại khu vực nội đô.

Mặt khác, khu vực nội đô TP HCM chỉ đạt tỉ lệ 2km đường dài trên mỗi km2, thấp nhất nước, trong khi yêu cầu là phải 9km đường trên mỗi km2. Chưa hết, số lượng phương tiện xe ở TP HCM lại cao nhất so với cả nước.

Chính vì thế, ông Tuyến cho rằng cần phải đánh giá tổng thể các nguyên nhân dẫn đến ùn tắc, kẹt xe để tìm ra giải pháp chứ không thể chắc chắn rằng việc thu phí sẽ đạt được mục tiêu về giao thông.

Lãnh đạo UBND TP cho rằng trước mắt TP sẽ thực hiện tăng mức phí đối với các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường, sinh hoạt, sức khỏe của người dân TP. Ví dụ như rượu bia, thuốc lá… đây là những thứ không khuyến khích thì cần phải tăng mức phí lên để người dân giảm sử dụng.

“Theo quy định thì TP không cấm nhưng khi anh vào TP này mà làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng thì mình phải tăng thu để hạn chế người sử dụng”- ông Tuyến cho biết.

Tuy nhiên theo vị Phó chủ tịch, TP sẽ lấy ý kiến đồng thuận từ người dân, các bộ, ngành liên quan rồi còn trình ra HĐND.TP, Chính phủ sau đó mới thực hiện tăng thuế, phí.

Trước đó, Công ty Công nghệ Tiên Phong đề xuất phương án thu phí ô tô vào nội đô TP HCM với 34 cổng thu phí được xây trong vành đai khép kín (không đặt hai trạm ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất), nhằm giảm lượng ôtô cá nhân vào khu vực nội thành giờ cao điểm.

Các cổng thu phí tự động được xây xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh quận 5, 10 như: đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với Cách Mạng Tháng Tám) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Phí xây dựng khoảng 1.500 tỷ đồng do nhà đầu tư bỏ ra, thực hiện theo hình thức BLT (xây dựng, thuê dịch vụ và chuyển giao) trong thời hạn 15 năm (2018-2034).

Nhà đầu tư chỉ cung cấp giải pháp, còn tiền phí được sử dụng thế nào do chính quyền TP HCM quyết định.

Tuấn Kiệt