|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tổn thất hoạt động (Operating Loss - OL) là gì? Ví dụ thực tế về Tổn thất hoạt động

15:47 | 21/05/2020
Chia sẻ
Tổn thất hoạt động (tiếng Anh: Operating Loss - OL) là thuật ngữ chỉ khi chi phí hoạt động của một công ty vượt quá lợi suất gộp, hoặc doanh thu trong trường hợp của công ty đó định hướng cung cấp dịch vụ thay vì sản xuất.
Tổn thất hoạt động (Operating Loss - OL) là gì? Ví dụ thực tế về Tổn thất hoạt động  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Tổn thất hoạt động

Khái niệm

Tổn thất hoạt động hay còn gọi là Lỗ hoạt động trong tiếng Anh là Operating Loss - OL.

Tổn thất hoạt động là thuật ngữ chỉ khi chi phí hoạt động của một công ty vượt quá lợi suất gộp, hoặc doanh thu trong trường hợp của công ty đó định hướng cung cấp dịch vụ thay vì sản xuất. 

Tổn thất hoạt động không xem xét ảnh hưởng từ thu nhập lãi, chi phí lãi vay, các khoản lãi hoặc lỗ bất thường, thu nhập hoặc tổn thất từ đầu tư vốn hay tiền thuế.

Thông thường nếu một công ty ghi nhận có tổn thất hoạt động, trừ phi có một một khoản lãi bất thường (ví dụ: bán một tài sản) được ghi nhận trong kì kế toán, còn không công ty đó sẽ có một lỗ thu nhập ròng.     

Đặc điểm Tổn thất hoạt động (OL) 

Tổn thất hoạt động chỉ ra rằng các hoạt động cốt lõi của một công ty không mang lại lợi nhuận, và những thay đổi cần phải được thực hiện để tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc cả hai. 

Giải pháp ngay lập tức của các công ty thường là cắt giảm chi phí, vì yếu tố này nằm trong tầm kiểm soát của ban quản lí công ty. Để cắt giảm chi phí, công ty có thể sa thải nhân viên, đóng cửa văn phòng, nhà máy, hoặc giảm các khoản chi tiêu cho tiếp thị sản phẩm. 

Tổn thất hoạt động luôn tiềm tàng đối với các công ty khởi nghiệp thường xuyên có chi phí hoạt động cao trong khi có ít hoặc hầu như không có doanh thu, do họ cố gắng theo đuổi một mức tăng trưởng nhanh chóng. 

Trong hầu hết các trường hợp khác, tổn thất hoạt động nếu tiếp tục kéo dài, là dấu hiệu cho thấy các đặc điểm cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó đang dần giảm giá trị. 

Tuy nhiên, điều này sẽ không đúng với các công ty ghi nhận tổn thất hoạt động trong thời gian ngắn do chi nhiều tiền hơn để thuê thêm nhân viên, vận hành một chiến dịch tiếp thị và bán hàng mới, hay thuê thêm văn phòng để dự định kinh doanh mở rộng trong tương lai.

Lúc đó, các công ty này sẽ phải chịu một ít hoặc nhiều khoản tổn thất hoạt động cho đến khi các khoản chi tiêu này giảm xuống trong khi lợi ích từ việc chi tiêu bổ sung bắt đầu xuất hiện.  

Ví dụ thực tế về Tổn thất hoạt động 

Đối với một công ty sản xuất, tổng lợi nhuận sẽ bằng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán (COGS). Năm 2009, ngay giai đoạn cuộc Đại Suy thoái, Tập đoàn Huntsman đã ghi nhận khoản tổn thất hoạt động hơn 71 triệu USD. 

Tổng lợi nhuận của Huntsman trong năm 2009 là 1.068 triệu USD, trong khi các chi phí SG&A, nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí tái cấu trúc, chi phí suy giảm giá trị và đóng cửa nhà máy là 1.139 triệu USD. 

Dòng chi phí cuối cùng, chi phí đóng cửa nhà máy, đã tiêu tốn Huntsman hết 152 triệu USD. 

Các chi phí tương tự như chi phí đóng cửa nhà máy trong hầu hết các trường hợp, đều được coi là chi phí không thường xuyên, có nghĩa là mức lãi/ tổn thất hoạt động (lỗ hoạt động) thông thường sẽ loại trừ chi phí này. 

Nếu "điều chỉnh" kết quả tổn thất hoạt động, huntsman sẽ là ghi nhận mức lãi hoạt động là 81 triệu USD.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo