|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương vụ Việt Nam tại Mexico

00:44 | 04/03/2020
Chia sẻ
Kim ngạch buôn bán Việt Nam – Mexico năm 2018 đạt 3,4 tỉ USD, tăng gấp 2,6 lần trong vòng 5 năm (so với năm 2014). Trong quan hệ thương mại song phương với Việt Nam, Mexico luôn trong tình trạng nhập siêu.
Thương vụ Việt Nam tại Mexico - Ảnh 1.

Quốc kì của Mexico.

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Mexico

Địa chỉ thương vụ: Sudermann # 408, Col. Polanco, Del. Miguel Hidalgo C.P.11560, México D.F.

Điện thoại: (+52-55) 5254 0024

Email: mx@moit.gov.vn

Fax: (+52-55) 5254 0023

Tham tán thương mại: Ông Lưu Vạn Khang.

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Mexico

Một số Hiệp định hai nước đã kí

Việt Nam và Mexico đã kí một số Hiệp định và Thỏa thuận hợp tác về nông nghiệp, y tế, giáo dục và khoa học kĩ thuật, tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ.

Hai nước cũng đã kí Thỏa thuận thành lập Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Mexico về Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư.

Quan hệ thương mại song phương

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mexico thời gian gần đây đã có những bước phát triển đáng khích lệ.

Kim ngạch buôn bán Việt Nam – Mexico năm 2000 đạt khoảng 50 triệu USD; nhưng đến năm 2014 đã đạt mức 1,3 tỉ USD; năm 2015 đạt mức hơn 2 tỉ USD; năm 2016 đạt hơn 2,37 tỉ USD; năm 2017 đạt hơn 2,9 tỉ USD; năm 2018 đạt 3,4 tỉ USD.

Trong vòng 5 năm, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp 2,6 lần.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico luôn ở mức tăng trưởng cao và ổn định, trong khi xuất khẩu của Mexico sang Việt Nam hay dao động thất thường.

Kim ngạch thương mại hai chiều mặc dù tăng trưởng theo từng năm, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với tiềm năng và mong muốn của hai nước. Trong quan hệ thương mại song phương với Việt Nam, Mexico luôn trong tình trạng nhập siêu.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico trong 6 tháng năm 2018 đạt 1,05 tỉ USD. Trong số các mặt hàng xuất khẩu, hàng thủy sảngiày dép, hàng dệt may và máy móc thiết bị đã vươn lên vị trí hàng đầu, chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài những mặt hàng trên, trong thời gian tới, Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất sang Mexico một số mặt hàng như: đồ gỗ, hàng thủ công mĩ nghệ, đồ trang sức, sản phẩm nhựa và văn phòng phẩm.

Tuy nhiên, đa phần các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này như giày dép, dệt may đều do các công ty liên doanh thực hiện Nike, Reebock, Puma...) hoặc được xuất khẩu thông qua nước thứ ba.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Mexico trong 6 tháng năm 2018 đạt trên 388 triệu USD với các sản phẩm chính như: linh kiện điện tử, sắt thép, máy móc phụ tùng...

Mặc dù chưa kí kết hiệp định thương mại song phương, song trong vài năm trở lại đây, Mexico vẫn đơn phương dành cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng qui chế Tối huệ quốc (MFN). Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

Đáng lưu ý là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), xuất khẩu của Mexico sang Việt Nam tăng lên rõ rệt.

Chính phủ hai nước còn thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế - Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Mexico, kí kết ngày 4/2/2016 tại New Zealand.

Thương vụ Việt Nam tại Mexico - Ảnh 2.

Thương vụ Việt Nam tại Mexico - Ảnh 3.

Thương vụ Việt Nam tại Mexico - Ảnh 4.

Mexico là nước có nền nông nghiệp phát triển khá cao, chủ yếu sản xuất ngô, lúa, rau quả, cỏ chăn nuôi... Nhưng từ khi nước này gia nhập NAFTA năm 1994 thì sản lượng các sản phẩm trên đều giảm do ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực này bị cắt giảm. Không những thế, thời tiết không thuận lợi và không cạnh tranh nổi hàng nông sản Mĩ.

Tuy nhiên, hai nước đã và vẫn có thể tăng cường hợp tác nông nghiệp như trao đổi giống ngôlúa, cỏ chăn nuôi, rau quả, giống bò sữa và bò thịt, cũng như hợp tác trong lĩnh vực trồng lúa nước, trồng dừa ở Mexico, trồng cây nopal (một loại xương rồng có thể làm thực phẩm cho người và xúc vật ở vùng khô cằn, hải đảo) ở Việt Nam.

Việt Nam và Mexico đều là những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, cả hai có thể hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cà phê.

Hai bên có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và xã hội trong việc phát triển ngành này mà không có sự cạnh tranh lớn, vì Mexico chủ yếu sản xuất cà phê chè (arabica) và Việt Nam nổi tiếng với cà phê vối (robusta).

N. Lê