|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Shark Tank Việt Nam: Những thương vụ cam kết đầu tư của Shark Liên trong mùa 3 giờ ra sao?

16:05 | 16/08/2021
Chia sẻ
Shark Liên là nhà đầu tư mạnh tay nhất Shark Tank mùa 4 vừa kết thúc hôm 15/8. Hãy cùng điểm lại những startup từng nhận cam kết đầu tư của Shark Liên ở mùa 3, mùa đầu tiên bà xuất hiện trên sóng truyền hình.

Shark Tank Việt Nam mùa 4 đã khép lại sau 16 tập. Mùa này không xuất hiện thêm nhà đầu tư mới, nhưng lại chào đón sự trở lại của một số "cá mập" cũ như ông Nguyễn Xuân Phú hay ông Louis Nguyễn.

Thống kê của chương trình chỉ ra rằng trong mùa 4, bà Đỗ Liên là nhà đầu tư mạnh tay nhất trong mùa 4 với việc cam kết rót vốn hơn 62 tỷ đồng cho 11 startup. Nhận cam kết nhiều nhất từ Shark Liên là iGreen với 25 tỷ đồng; ít nhất là LMS Academy với hơn 460 triệu đồng (tương đương 20.000 USD).

Thương vụ bạc tỷ: Những thương vụ cam kết đầu tư của Shark Liên trong mùa 3 giờ ra sao - Ảnh 1.

Danh mục cam kết đầu tư của Shark Liên. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Nhìn lại các công ty khởi nghiệp được Shark Liên cam kết đầu tư, dễ dàng nhận thấy "khẩu vị" của bà khi hầu hết là các startup liên quan đến vấn đề môi trường, xã hội.

Đây cũng là thói quen của Shark Liên kể từ khi xuất hiện trên sóng Shark Tank. Hãy cùng nhìn lại một số startup được Shark Liên cam kết đầu tư trên sóng truyền hình mùa 3 giờ ra sao. 

Sài Gòn Tân Thời

Là một đoàn lô tô dựa trên trò chơi dân gian của miền Trung, nhóm Sài Gòn Lô Tô lên sóng Shark Tank Việt Nam kêu gọi đầu tư 1 tỷ đồng cho 10% cổ phần. Trưởng đoàn là Lâm Quốc Khải (nghệ danh Lộ Lộ), từng giành ngôi á quân trong đêm chung kết chương trình "Solo cùng Bolero" mùa 2018.

Thương vụ bạc tỷ: Những thương vụ cam kết đầu tư của Shark Liên trong mùa 3 giờ ra sao - Ảnh 2.

Nhóm lô tô Sài Gòn Tân Thời. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Trong khuôn khổ chương trình, ông Phạm Thanh Hưng và bà Thái Vân Linh đều lo ngại về tính pháp lý trong mô hình hoạt động của đoàn. Thậm chí Shark Hưng còn khẳng định "Mình gọi xổ số cho nó văn minh, nhưng bản chất là cờ bạc". Tuy nhiên sau cùng bà Đỗ Liên vẫn quyết định đầu tư vào dự án này với đúng số vốn và cổ phần mà nhóm kêu gọi.

Hiện tại trong thời gian giãn cách xã hội tại TP HCM, nhóm vẫn hoạt động trên các kênh YouTube hay Facebook. Hiện đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời sở hữu fanpage với hơn 153.000 lượt theo dõi và kênh YouTube 139.000 lượt đăng kí.

Greenjoy

Greenjoy cũng là một startup đáng nhớ trên sóng Shark Tank mùa 3. Ngay sau khi nghe xong phần trình bày, ông Nguyễn Hòa Bình đã xuống tiền luôn, khiến khán giả vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên sau đó bà Đỗ Liên đã thuyết phục founder Nguyên Võ về đội của mình với 4 tỷ đồng đổi lấy 33% cổ phần.

Greenjoy sản xuất ống hút cỏ thân thiện môi trường. Tuy nhiên giá bán của Green Joy bị các nhà đầu tư trên sóng truyền hình nhận xét là quá cao so với ống hút nhựa truyền thống. 

Hiện tại ngoài ống hút cỏ, Greenjoy còn bán thêm một số dòng sản phẩm khác như ví cỏ, ly cỏ hay túi cỏ, đều từ các vật liệu thân thiện môi trường. Trên website chính thức, Greenjoy cũng tiết lộ hiện có các đối tác liên kết tại Pháp, Hà Lan, Đức, Nhật...

Trên sóng Shark Tank mùa 4 khi gặp một startup tương tự khi sản xuất ống hút thiên nhiên (Equo), bà Liên từng chia sẻ: "Dự án này của bạn đúng vào tiêu chí của tôi. Tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm nhưng hiện tại chúng tôi vẫn chưa có lợi nhuận dù đã đổ công sức rất nhiều Sản phẩm Việt Nam xuất khẩu ra thị trường châu Âu là vô cùng khó".

R2Y

R2Y là startup được Shark Liên cam kết đầu tư nhiều nhất mùa 3 với 15 tỷ đồng. Là công ty sửa chữa điện thoại, doanh thu của R2Y đến từ 4 nguồn chính: Bán dụng cụ sửa chữa (máy ép kính), đào tạo dạy nghề, cung cấp linh kiện hành nghề và thu phí vận hành. Nhóm sáng lập cũng tuyển chọn, đào tạo những người khuyết tật để phát triển đội ngũ.

Hiện tại R2Y đang có 12 cửa hàng liên kết tại TP HCM. Ngoài kinh doanh offline, R2Y cũng "chuyển đổi số" trên các kênh nhưng vẫn chưa thật sự nhận nhiều tương tác từ người dùng. Trên CH Play, một app với tên gọi R2Y kèm logo của công ty hiện mới có hơn 1.000 lượt tải xuống.

Lamita

Lamita cũng là một startup được nhắc đến nhiều hậu Shark Tank sau khi nhận cam kết đầu tư từ Shark Liên và Shark Hưng. Tuy nhiên chỉ hơn một năm sau khi lên sóng, công ty này đã tuyên bố "tạm dừng hoạt động", với nguyên nhân được giải thích là vì đại dịch COVID-19.

Thương vụ bạc tỷ: Những thương vụ cam kết đầu tư của Shark Liên trong mùa 3 giờ ra sao - Ảnh 3.

Nhà sáng lập Lamita gọi vốn trên truyền hình (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Lamita là một hệ thống phòng tập với mô hình kinh doanh sở hữu kết hợp nhượng quyền. Ở thời điểm lên sóng, Lamita có 50 phòng tập (44 trong số đó là phòng tập nhượng quyền). 4 tháng sau khi lên sóng, Lamita phát triển nóng tới 68 điểm tập trên toàn quốc.

Không lâu sau thông báo "tạm dừng hoạt động", nhà sáng lập Thùy Linh đã chia sẻ rằng bài học đắt giá chính là việc mở rộng quy mô nóng mùa dịch và quá trông đợi vào vốn đầu tư.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tiểu Phượng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.