Thương mại đậu nành của Trung Quốc trở nên khó đoán vì chiến tranh thương mại, dịch ASF
Dữ liệu từ Tổng cục Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho thấy nhập khẩu đậu nành trong tháng hai tháng cuối cùng của năm 2018 giảm 39% so với cùng kì 2017, với không có khối lượng nhập khẩu nào được ghi nhận trong tháng 11.
Đây có thể là một điều cảnh báo đối với một quốc gia tiêu thụ gần một phần ba đậu nành của thế giới, tuy nhiên cũng không có dấu hiệu về khủng hoảng nguồn cung.
Giá đậu nành trên cả thị trường giao sau của Trung Quốc và giao ngay của Brazil đã giảm thấp, và dường như chưa có dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn đậu nành mỗi năm để nghiền làm bột đậu giàu protein cho đàn heo lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, thị trường heo tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang gặp khó khăn trong năm nay khi gần 100 trường hợp báo cáo nhiễm dịch tả heo châu Phi (ASF) trên khắp cả nước kể từ tháng 8/2018 với 916.000 con heo bị tiêu hủy, tính đến ngày 15/1.
Mặc dù đây chỉ là một phần nhỏ so với tổng đàn heo của Trung Quốc, nhưng các chuyên gia phân tích địa phương lo ngại về ảnh hưởng của dịch ASF đối với nhu cầu đậu nành. Giá hợp đồng đậu nành tương lai được giao dịch nhiều nhất của Trung quốc đã giảm gần 3% trong phiên giao dịch ngày 14/1 xuống mức thấp nhất trong gần một năm.
Điều này có thể gợi ý sự nghiêm trọng của dịch ASF lớn hơn rất nhiều so với báo cáo hoặc giới thương nhân dự báo đây sẽ là xu hướng của nó.
Giá bột đậu giảm không có lợi cho các nhà máy nghiền của Trung Quốc.
Dự trữ tại các cảng biển của Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ khi chạm đỉnh ở mức 9 triệu tấn vào giữa tháng 10. Mức dự trữ hiện tại được Cofeed báo cáo là 6,7 triệu tấn vẫn cao tại thời điểm này của năm, nhưng chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại trong ba tuần.
Với diễn biến thương mại đậu nành toàn cầu vẫn chưa rõ ràng, giới giao dịch khó có thể dự đoán chính xác nhà tiêu thụ đậu nành lớn nhất thế giới sẽ điều tiết nhu cầu thế nào trong những tháng sắp tới.
Ảnh: Reuters. |
Dấu hiệu từ Brazil
Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu, mỗi thành phần trên thị trường đều cho rằng Braizl sẽ được hưởng lợi lớn từ sự kiện này, và thực sự là như vậy.
Brazil đã xuất khẩu 14,7 triệu tấn đậu nành trong ba tháng cuối năm 2018, thường là thời điểm xuất khẩu của Mỹ tỏa sáng. Con số này tăng hơn hai lần so với cùng kì năm trước đó.
Tuy nhiên, gần đây nhu cầu có vẻ không lớn như mong đợi vì sự hiện diện rất nhỏ gần đây của Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Giá đậu nành xuất khẩu tại cảng lớn của Brazil là Paranagua đang ở mức thấp nhất trong gần ba năm và giảm 20% kể từ giữa tháng 10.
Mức giá thấp hơn đã khiến nhiều nhà xuất khẩu Mỹ không mấy vui vẻ vì sản phẩm của họ không còn sức cạnh tranh như nửa cuối năm ngoái.
Lượng tàu xuất khẩu của Brazil cũng không quá nhiều. Theo Williams Shipping Agency, khoảng 2,1 triệu tấn đậu nành chờ tại cảng để rời đi theo kế hoạch tính đến ngày 11/1, gồm cả những chuyến đã xuất phát trong tháng này.
Con số này so sánh với cùng tuần năm 2017, với 2,7 triệu tấn đậu nành xếp hàng tại cảng và nhiều chuyến tới Trung Quốc hơn so với lịch trình hiện tại.
Thương mại đang hồi phục?
Các thương nhân đậu nành đã khá lạc quan vào đầu tuần trước khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc gặp mặt tại Bắc Kinh để tiếp tục đàm phán thương mại.
Mặc dù vậy, bất chấp những cuộc đàm phán này được đại diện phía Mỹ ca ngợi là thành công, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley hôm 17/1 cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer không nhận thấy các cuộc đàm phán dẫn đến bất kì tiến trình cần thiết nào về sự thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ thương mại.
Những cuộc thảo luận cấp cao hơn giữa hai quốc gia lên kế hoạch vào ngày 30 - 31/1, nhưng thời điểm này khiến sự bế tắc tiến gần thời hạn 90 ngày đình chiến - được Tổng thống Mỹ Donald Trump Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống nhất tại Argentina - tức ngày 2/3.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi kì nghỉ Tết Nguyên đán sẽ bắt đầu vào ngày 5/2, dịp lễ thường kéo dài trong một tuần và có thể lâu hơn.
Nếu các quan chức chính phủ Mỹ sẵn sàng quay trở lại vấn đề ngay vào thứ Hai (11/2), thì hai bên cũng chỉ có ba tuần để đạt được một thỏa thuận.
Trung Quốc mau 5 triệu tấn đậu nành Mỹ từ vụ thu hoạch 2018 tới thời điểm hiện tại, chủ yếu diễn ra trong tháng trước, nhưng tổng khối lượng nhập khẩu đã giảm gần 80% so với năm trước đó.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/