Nhập khẩu đậu nành Mỹ năm 2018 của Trung Quốc xuống thấp nhất kể từ 2008
Đây là tháng thứ hai liên tiếp nhập khẩu đậu nành từ Mỹ của Trung Quốc dừng hoạt động trong bối cảnh tranh chấp thương mại, mặc dù một số giao dịch đã được nối lại khi các cuộc đàm phán giữa hai bên tiếp tục.
Xuất khẩu của Mỹ trong tháng 12 đã giảm từ mức 6,19 triệu tấn một năm trước đó. Trung Quốc đã không nhập khẩu bất kỳ loại đậu nào từ Mỹ vào tháng 11.
Tính cả năm, khối lượng nhập khẩu đậu nành từ Mỹ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt 16,6 triệu tấn, bằng khoảng một nửa so với năm 2017 là 32,9 triệu tấn.
Tuy nhiên, quốc gia châu Á đã thu mua 4,39 triệu tấn đậu nành từ Brazil vào tháng 12, tăng 126% so với mức 1,94 triệu tấn một năm trước, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Ảnh minh họa. |
Trung Quốc thường nhập khẩu phần lớn lượng đậu trong quí cuối cùng của năm từ Mỹ vì đó là thời điểm vụ thu hoạch của Mỹ được đưa ra thị trường.
Mặc dù vậy, các giao dịch thu mua giảm mạnh sau khi Bắc Kinh đánh thuế 25% đối với đậu nành Mỹ vào ngày 6/7/2018, như một phần của sự đáp trả trong cuộc tranh chấp thương mại. Trung Quốc đã đẩy mạnh nhập khẩu từ Brazil để lấp khoảng trống.
Bắc Kinh đã thu mua một số hàng hóa Mỹ trở lại sau khi hai quốc gia đạt được một thỏa thuận đình chiến vào ngày 1/12. Tuần trước, các nhà xuất khẩu Mỹ đã tải 6 tàu đậu nành đến Trung Quốc, mức nhiều nhất trong bất kỳ tuần nào kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc chỉ mua một phần nhỏ các giao dịch thông thường từ Mỹ.
Trung Quốc nghiền đậu nành để sản xuất bột đậu nành, dùng để nuôi đàn gia súc khổng lồ của mình.
Bất chấp sự sụt giảm về khối lượng nhập khẩu hạt chứa dầu của Mỹ, trữ lượng bột đậu nành rất dồi dào nhờ nguồn cung từ Brazil và nhu cầu giảm do dịch tả heo châu Phi (ASF) đã tàn phá đàn heo của họ.
Tổng khối lượng đậu nành nhập khẩu năm 2018 đạt 88,03 triệu tấn, giảm 7,9% so với năm trước và là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2011 do thuế cao đối với nguồn cung của Mỹ.