|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thực hư Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc gây ùn ứ cửa khẩu?

08:26 | 23/01/2022
Chia sẻ
Ý kiến cho rằng Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc gây ùn ứ cửa khẩu là không có căn cứ vì nông sản ù ứ ở cửa khẩu chủ yếu là trái cây tươi trong khi Lệnh 248 và 249 không điều chỉnh thỏa thuận riêng, đại diện Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định.

Xuất khẩu nông sản sang Việt Nam bị ùn tắc cũng đúng thời điểm Trung Quốc bắt đầu áp dụng lệnh 248 và 249 về kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng liệu những thay đổi trong chính sách kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc có ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp?

Phản hồi về thông tin này, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) khẳng định cho đến thời điểm này ùn tắc cửa khẩu không phải do Trung Quốc áp Lệnh 248 và 249.

Thực tế, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu liên quan đến sản phẩm trái cây tươi. Trong khi, Lệnh 248 và 249 không điều chỉnh thỏa thuận riêng. Vì vậy, không có căn cứ nào nói ùn tắc cửa khẩu do hai Lệnh trên.

Đối với quy định Lệnh 248 và 249, từ tháng 8/2020 Trung Quốc đã lấy ý kiến các thành viên WTO, các thành viên có quyền góp ý cho Quốc gia dự thảo văn bản đó để xem xét cho phù hợp.

(Tin Tết) Thực hư Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc gây ùn ứ cửa khẩu? - Ảnh 1.

Cho đến thời điểm này, Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc không phải là nguyên nhân gây ùn ứ cửa khẩu. (Ảnh minh họa: Zing)

Đến tháng 4/2021, Trung Quốc ban hành Lệnh 248 và 249. Và bắt đầu từ cuối tháng 4/2021, hai Lệnh 248 và 249 bắt đầu có hiệu lực. Ngay sau đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã có thông báo rộng rãi cho các doanh nghiệp, địa phương để nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của hai Lệnh này.

Cho đến cuối tháng 9/2021, Trung Quốc thông báo bắt buộc đăng ký thông qua cơ quan có thẩm quyền, sử dụng giải pháp "đồng quản trị quốc tế".

Riêng với nông sản của Việt Nam, Hải quan Trung Quốc cũng ưu tiên chỉ nộp hồ sơ gồm ba loại giấy tờ thông qua cơ quan có thẩm quyền. Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ.

Cho đến thời điểm này, Văn phòng SPS Việt Nam đã ban hành 15 văn bản và thường xuyên liên lạc với phía Hải Quan Trung Quốc và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã được cấp 1448 mã sản phẩm, cỡ trên 1.200 doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ cùng với các Bộ, ngành tiếp tục đàm phán để Trung Quốc cấp thêm mã sản phẩm và thường xuyên cập nhật danh sách.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT CTCP Ameii Việt Nam cho biết kể từ 1/1, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực, Ameii tiếp cận các cơ quan hải quan Trung Quốc để làm tờ khai nhanh, thuận lợi.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở trong nước chưa có nghiệp vụ, phải nhờ Ameii khai hộ. Qua đây cho thấy các đơn vị này cần phải thay đổi cách tiếp cận và hoàn thiện quy trình tiếp cận để có thể làm công việc này thuận lợi hơn, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.

Hoàng Anh