|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay 21/5: Tiếp nhận thông tin tiêu cực từ Fed và dữ liệu kinh tế, nhà đầu tư tìm đến đồng USD

21:24 | 21/05/2020
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng USD tăng điểm so với rổ tiền chính khi nhà đầu tư bận tiếp nhận những bình luận kém lạc quan từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như từ dữ liệu kinh tế của các nước châu Á.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (21/5), vào lúc 17h20 giờ Việt Nam có 4/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm, 5 cặp tăng điểm và cặp còn lại đứng giá.

Thị trường ngoại hối hôm nay 21/5: Tiếp nhận thông tin tiêu cực từ Fed và dữ liệu kinh tế, nhà đầu tư tìm đến đồng USD - Ảnh 1.

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản. (Nguồn: Investing.com)

Trong đó, cặp USD/JPY tăng cao nhất với mức tăng 0,25% và cặp AUD/USD giảm mạnh nhất cũng với mức giảm 0,58%.

Thị trường ngoại hối hôm nay 21/5: Tiếp nhận thông tin tiêu cực từ Fed và dữ liệu kinh tế, nhà đầu tư tìm đến đồng USD - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ. (Nguồn: Investing.com)

Thị trường ngoại hối hôm nay 21/5: Tiếp nhận thông tin tiêu cực từ Fed và dữ liệu kinh tế, nhà đầu tư tìm đến đồng USD - Ảnh 3.

Dữ liệu kinh tế và bình luận "kém vui" của Fed

Trong phiên giao dịch sớm tại châu Âu hôm nay, đồng USD tăng điểm so với rổ tiền chính khi nhà đầu tư bận tiếp nhận những bình luận kém lạc quan từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như từ dữ liệu kinh tế của các nước châu Á.

Vào lúc 13h45 giờ Việt Nam, chỉ số USD Index dùng để đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chính tăng 0,3% lên mức 99,4 điểm. Khi đó, cặp tiền EUR/USD giảm 0,1% xuống còn 1,0962 USD/EUR, trong khi cặp USD/JPY tăng 0,2% lên ngưỡng 107,76 JPY/USD.

Đầu ngày hôm nay, một báo cáo dự đoán kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc có thể giảm hơn 20% trong tháng 5, tức tháng thứ hai liên tiếp sụt giảm. Trong khi đó, số chuyến hàng xuất đi nước ngoài của Nhật Bản cũng lao dốc 1/5 trong tháng 4 và chỉ số PMI cho thấy hoạt động sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng không khấm khá hơn trong tháng 5.

Thêm vào đó, các thành viên của Fed nói tác động của đại dịch COVID-19 sẽ "đè nặng lên tăng trưởng trong thời gian tới và gây rủi ro suy yếu lớn cho triển vọng kinh tế trong trung hạn", biên bản cuộc họp tháng 4 của Fed tiết lộ.

Tâm lí tích cực đã quay trở lại thị trường ngoại hối khi các nước dần nới lỏng phong tỏa và mở cửa kinh tế trở lại, dù vậy nhà đầu tư vẫn cảnh giác trước những bình luận "kém vui" từ ngân hàng trung ương Mỹ và dữ liệu thương mại không mấy tích cực. Dưới ảnh hưởng đó, nhà đầu tư không còn cách nào ngoài tìm đến "vịnh tránh bão" USD.

Mối quan tâm của thị trường sẽ đổ dồn vào số hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ, dự kiến công bố vào lúc 19h30 giờ Việt Nam. Các nhà kinh tế dự đoán con số sẽ giảm so với tuần trước nhưng không đáng kể vì doanh nghiệp Mỹ vẫn phải "thắt lưng buộc bụng" và sa thải nhân viên.

Số lượng hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tuần này dự kiến đạt 2,4 triệu, giảm khoảng 600.000 hồ sơ so với tuần trước.

Ở diễn biến khác, đồng GBP tiếp tục suy yếu và bị đè nặng bởi cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại hậu Brexit giữa chính phủ Anh và Liên minh châu Âu (EU). Ngoài ra, khả năng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) hạ lãi suất xuống mức âm cũng khiến nhà đầu tư e dè với đồng tiền này.

Hồi đầu tuần, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Rishi Sunak đã cảnh báo rằng nền kinh tế Anh đang phải đối mặt với một "cuộc suy thoái nghiêm trọng và chưa từng có".

Trước phát biểu của ông Sunak, dữ liệu cho thấy lạm phát của Anh đã giảm xuống còn 0,8% trong tháng 4 - mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016.

Chia sẻ với CNBC, ông Kit Juckes - chiến lược gia vĩ mô tại Societe Generale, nói: "Dữ liệu kinh tế bi quan đã buộc các nhà hoạch định chính sách Anh thảo luận về lãi suất âm". Vào lúc 13h45 giờ Việt Nam, cặp tỷ giá GBP/USD giảm 0,4% xuống còn 1,2193 USD/GBP.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi đều dự kiến tổ chức cuộc họp chính sách vào cuối ngày hôm nay. Hai cơ quan này đều dự kiến sẽ hạ lãi suất bất chấp việc động thái đó có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho đồng nội tệ của họ.

Khả Nhân

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.