|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (24/8): Giá gạo Việt Nam đi ngang 3 tuần liên tiếp, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ tăng 17 lần

19:08 | 24/08/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 24/8 nổi bật với thông tin giá gạo 5% tấm ghi nhận mức 395 - 400 USD/tấn trong tuần thứ ba liên tiếp. Nhập khẩu ngô trong 7 tháng đầu năm tăng mạnh tới 1.785% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 22,41 triệu USD. 
thi truong hang hoa 248 gia gao viet nam di ngang 3 tuan lien tiep nhap khau ngo tu an do tang 17 lan Thị trường hàng hóa (23/8): Giá lúa Philippines tăng cao kỷ lục, Mỹ chính thức đánh thuế 25% lên hàng hóa Trung Quốc
thi truong hang hoa 248 gia gao viet nam di ngang 3 tuan lien tiep nhap khau ngo tu an do tang 17 lan Thị trường hàng hóa (22/8): Người Việt tiêu thụ gạo nhiều thứ hai thế giới, Lạng Sơn tính xuất khẩu na sang Trung Quốc

1. Gạo đặc sản Việt nhẹ gánh sau gần 8 năm lận đận

Nhiều nội dung tại Nghị định 109/2010 dành quá nhiều đặc quyền, đặc lợi cho các doanh nghiệp nhà nước đã được loại bỏ.

Điểm đáng chú ý nhất của Nghị định 107/2018 là Chính phủ đã bãi bỏ quy định thương nhân xuất khẩu gạo phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn và công suất cơ sở xay xát tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Thay vì phải sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát như trước đây, nay thương nhân có thể đi thuê.

2. Việt Nam chi 3,3 tỷ USD nhập nguyên phụ liệu dệt may, da giày trong 7 tháng

Theo Tổng Cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày của Việt Nam trong tháng 7 đạt 502 triệu USD, tăng 2,14% so với tháng trước đó và tăng 5,66% so với cùng tháng năm ngoái.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 3,3 tỷ USD, tăng 3,74% so với cùng kỳ năm ngoái.

3. Người trồng cà phê Colombia chật vật thích nghi với biến đổi khí hậu

Tại vùng trồng cà phê Risaralda của Colombia, nhiều cây cà phê con được trồng dọc theo mặt nghiên của Dải Andes thành từng hàng thẳng tắp. Hàng ngàn hạt cà phê xanh bắt đầu chín dần và ngả sang màu đỏ, sẵn sàng để được thu hoạch bằng tay. Người nông dân không thể dùng máy móc trên các ngọn đồi dốc đứng này.

Vị trí địa lý độc đáo giúp Colombia trở thành quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, mỗi năm xuất khẩu 2,64 tỷ USD cà phê arabica núi cao đến nhiều nước trên khắp thế giới. Chỉ có Brazil và Việt Nam xuất khẩu nhiều cà phê hơn nước này.

4. Nhập khẩu ngô từ Ấn Độ 7 tháng đầu năm tăng 17 lần

Sau một thời gian dài Việt Nam không mua ngô, thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Ấn Độ, gần đây các doanh nghiệp đã bắt đầu nhập khẩu trở lại. Theo đó, nhập khẩu ngô trong 7 tháng đầu năm tăng mạnh tới 1.785% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 22,41 triệu USD.

Các mặt hàng khác có kim ngạch nhập khẩu tăng cao gồm: nhập khẩu kim loại thường tăng 179,1%; linh kiện phụ tùng ô tô tăng 132,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 109,7%; nhập khẩu quặng và khoáng sản khác tăng 74,8%.

5. Các nhà xuất khẩu cà phê Brazil chật vật tìm tàu vì vụ mùa bội thu

Các nhà xuất khẩu cà phê Brazil đang gặp khó khăn trong việc tìm thuyền để vận chuyển vụ mùa bội thu từ quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ về nguồn cung đối với các nhà rang xay trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, về tổng thể, nguồn cung dồi dào tại các quốc gia tiêu thụ sẽ hạn chế bất kỳ tác động trong ngắn hạn nào từ sự chậm trễ trong việc giao mùa vụ mới của Brazil và vẫn chưa ảnh hưởng đến giá cà phê, đang ở mức thấp nhất trong 12 năm.

6. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam duy trì không đổi tuần thứ ba liên tiếp

Giá gạo tại Ấn Độ hầu như không thay đổi trong tuần này, mặc dù đồng rupee suy yếu cho phép các nhà xuất khẩu hạ thấp giá chào hàng của họ, trong khi nhu cầu thấp vẫn là vấn đề của xuất khẩu tại Việt Nam và Thái Lan.

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm ghi nhận mức 395 - 400 USD/tấn trong tuần thứ ba liên tiếp.

"Thương mại đang dậm chân tại chỗ, nhưng các nhà giao dịch đang quan tâm đến tin đồn về những thỏa thuận mới có thể xảy ra với Indonesia và Philippines", một thương nhân ở TP HCM cho biết.

Xem thêm

Đức Quỳnh