|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Các nhà xuất khẩu cà phê Brazil chật vật tìm tàu vì vụ mùa bội thu

08:38 | 24/08/2018
Chia sẻ
Các nhà xuất khẩu cà phê Brazil đang gặp khó khăn trong việc tìm thuyền để vận chuyển vụ mùa bội thu từ quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ về nguồn cung đối với các nhà rang xay trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, về tổng thể, nguồn cung dồi dào tại các quốc gia tiêu thụ sẽ hạn chế bất kỳ tác động trong ngắn hạn nào từ sự chậm trễ trong việc giao mùa vụ mới của Brazil và vẫn chưa ảnh hưởng đến giá cà phê, đang ở mức thấp nhất trong 12 năm.

Người dân trồng cà phê ở Brazil đang hoàn thành mùa vụ được chính phủ và ngành công nghiệp dự sẽ đạt mức kỷ lục khoảng 60 triệu bao 60 kg, so với mức 45 triệu bao trong năm ngoái.

Theo các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, tàu container không có khả năng ngay lập tức vận chuyển khối lượng lớn hạt cà phê, đang được đưa đến các cảng xuất khẩu hàng đầu như Santos và Rio de Janeiro.

Điều đó có nghĩa là các nhà xuất khẩu, thường đặt chỗ trên các tàu container một hoặc hai tuần trước, có thể phải chờ đến 8 tuần.

Đối với Unique Coffee Roasters, một nhà rang xay cỡ trung trên Đảo Staten, New York, các chuyến hàng mới từ Brazil dự kiến đến vào đầu tháng 9 đã được hoãn lại vào tháng 10 do sự chậm trễ trong khâu vận chuyển, theo ông Joseph Ferrara, Giám đốc bộ phận Hoạt động và Cà phê của công ty.

“Nó đang xảy ra với tất cả mọi người. Đây không phải là điều (nhà nhập khẩu) thực sự có thể kiểm soát", ông Ferrara nói. Ông cũng cho biết thêm, nhà máy có đủ hàng tồn kho để chờ chuyến hàng bị trị hoãn.

Sự chậm trễ trong vận chuyển diễn ra sau khi nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Brazil giảm 6,6% trong nửa đầu năm 2018 xuống mức thấp nhất trong 6 năm, theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ.

“Các chuyến tàu có sẵn đã giảm. Thông thường, sẽ mất tối đa một tuần để đặt chỗ mới. Hiện, đôi khi phải mất 3 - 4 tuần”, ông Rodrigo Costa, Giám đốc giao dịch của Comexim USA nói.

cac nha xuat khau ca phe brazil chat vat tim tau vi vu mua boi thu
Ảnh minh họa.

Một nhà nhập khẩu Mỹ còn cho biết, họ đã bị trì hoãn trong 8 tuần cùng với việc giá tăng 10%.

Theo báo cáo hàng tháng mới nhất từ Hiệp hội xuất khẩu cà phê của Brazil, Cecafé, xuất khẩu trong tháng 7, đã tăng 28% so với một năm trước, thậm chí còn lớn hơn nếu không gặp khó khăn tại cảng.

Điều này xảy ra sau khi Brazil, nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latinh, chịu suy thoái nặng nề nhất trong năm 2017, làm giảm nhập khẩu và do đó khiến lượng tàu container sẵn có để sử dụng cho xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu giảm, theo các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo các thương nhân, chỉ các mặt hàng được vận chuyển trong các container bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Các loại ngũ cốc và đường, được vận chuyển chủ yếu trong các tàu lớn chuyên để vận chuyển hàng hóa chưa đóng gói, không phải đối mặt với việc phải chờ đợi, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu cho biết.

Cà phê, mặt khác, được vận chuyển trong các container, và khó khăn trong việc vận chuyển bắt đầu lộ diện khi Brazil thu hoạch và xuất khẩu mùa vụ 2018 - 2019.

Vẫn chưa rõ liệu sự sẵn có của các chuyến tàu container sẽ cải thiện trong tương lai, vì nền kinh tế của quốc gia này vẫn còn ảm đạm và nhập khẩu vẫn ở mức thấp.

Và trong khi doanh số bán cà phê Brazil đạt 38% sản lượng vào ngày 7/8, tăng từ mức 34% so với cùng kỳ năm trước theo dữ liệu của Safras & Mercado, giá cà phê arabica đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm, dưới 1 USD/pound, chịu áp lực từ sự suy yếu của đồng tiền Brazil.

Mức giá thấp được dự báo sẽ làm giảm doanh số bán của người nông dân, nhưng có thể giúp giảm bớt khối lượng vận chuyển, mặc dù bất kỳ sự phục hồi giá nào cũng sẽ làm tăng doanh thu và dòng chảy cà phê trong những tháng tới, một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất Brazil cho biết.

Hiện, khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn vì vụ mùa khổng lồ trong năm nay, theo các nhà xuất khẩu. Thêm vào đó, không thể đặt thêm không gian vượt quá phân bổ đã được thỏa thuận trước đó với chủ tàu.


Lyly Cao

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.