Giá cà phê - vấn đề nhức nhối của thị trường thế giới
Nhu cầu đối với cà phê Rwandan tiếp tục tăng trên phạm vi quốc tế chính là thước đo chất lượng cho loại cà phê này khi công thức pha trộn được giới chuyên gia đánh giá cao và miêu tả như "sự kết hợp tuyệt vời giữa đường, bơ và caramel với hương trái cây tự nhiên".
Với loại cà phê chất lượng như vậy, liệu người nông dân sẽ nhận lại được gì so với những thứ họ bỏ ra?
Đây là một câu hỏi không chỉ dành riêng cho người nông dân Rwandan. Tình hình giá cà phê hiện nay hoàn toàn bất lợi cho người dân ở châu Phi và các nước đang phát triển.
Báo cáo gần đây của Reuters đã vẽ ra một bức tranh quen thuộc: Thu nhập của người nông dân cho 1 kg cà phê đã giảm 1/3 xuống còn 8 birr Ethiopia, tương đương 29 US cent, khiến thu nhập của người dân từ một cốc cappuccino được bán với giá từ 3 - 4 USD giờ còn dưới 1 US cent.
Mức thù lao thấp là nguyên nhân cho sự bất bình của người dân. Trong khi một số nhà hoạt động đã buộc tội chủ nghĩa thực dân mới và các công ty đa quốc gia về hành vi bóc lột nông dân, ngôn ngữ trong các bản đánh giá của Liên Hợp Quốc nhẹ nhàng hơn, dù không kém phần sâu sắc.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), cơ quan Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm quản lí ngành này, nhận thấy việc quốc tế hóa nguồn cung cà phê thông qua sự tham gia mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia vào việc mua cà phê có thể góp phần đáng kể vào tình trạng biến động giá của các nhà sản xuất.
ICO được thành lập từ 44 quốc gia xuất khẩu, gồm các nước Đông Phi ngoại trừ Nam Sudan và những quốc gia nhập khẩu đồng thời với tư cách thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (EU) như Nhật Bản, Na Uy, Liên bang Nga, Thụy Sĩ và Tunisia.
Nguyên nhân gây ra biến động giá cả dẫn đến giảm thù lao cho người nông dân là các công ty liên tục điều chỉnh chiến lược của họ đạt được mục tiêu đề ra, và có thể không đồng nhất với kế hoạch của người nông dân hay chính sách của chính phủ.
Các công ty đa quốc gia có chỗ đứng trong khu vực là có lí do. Sản lượng cà phê khu vực Đông Phi, gồm cả Ethiopia chiếm hơn 80% tổng sản lượng của châu lục.
Điều này nghĩa là Đông Phi có một lượng đáng kể trong số 10 triệu nông dân và công nhân kiếm sống nhờ ngành cà phê châu Phi.
Tuy nhiên, giá cả tồi tệ đã khiến một số nông dân, ví dụ như ở Kenya, phải giảm diện tích trồng cà phê và chuyển sang canh tác các loại cây đem lại lợi nhuận cao hơn.
Năm ngoái trong một bức thư gửi Giám đốc điều hành tại các công ty như Starbucks, Jacobs Douwe Egberts (JDE) và Nestle, một nhóm đại diện cho những người trồng trọt ở hơn 30 quốc gia đưa ra cảnh báo tình trạng các trang trại cà phê sẽ bị bỏ trống, gây bất ổn chính trị xã hội cũng như làn sóng di cư bất hợp pháp.
Mặc dù có thể nhìn thấy một vài thay đổi nhưng tình trạng hiện nay đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp nhiều hơn từ các công ty đa quốc gia.
Ảnh: The New Times
Giá cá phê toàn cầu: vấn đề nhức nhối chưa được giải quyết
Do đó, tại phiên họp thứ 124 của Hội đồng Cà phê Quốc tế (ICC) bắt đầu từ ngày 18/3 tại Nairobi, Kenya, một trong số các vấn đề mong đợi được giải quyết nhất là giá cà phê toàn cầu.
Theo chủ đề "Lợi nhuận, Tiêu dùng và Năng suất ", cuộc họp sẽ đánh giá nền kinh tế hiện tại và xem xét các giải pháp để thiết lập một hệ thống giám sát giá cả và hệ thống cảnh báo sớm.
ICO nhận thức rằng thị trường cà phê đã trải qua một xu hướng giảm liên tục từ năm 2006.
Giá cà phê thấp hơn 30% so với mức trung bình 10 năm trở lại đây với hơn 20 triệu nông dân trồng cà phê trên toàn thế giới phải đối mặt với thua lỗ khi họ phải chật vật để trang trải chi phí sản xuất.
Trong phiên họp của ICO vào tháng 9, các thành viên đã thảo luận về thực tế rằng mức giá thị trường hiện tại không cho phép người trồng cà phê đủ trang trải chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến tính bền vững kinh tế và không phản ánh các nguyên tắc cơ bản của thị trường.
Điều này dẫn đến việc thông qua Nghị quyết 465 về Mức giá cà phê. Giám sát tiến trình thực hiện Nghị quyết sẽ là một phần của chương trình nghị sự tại cuộc họp ở Nairobi.
Khủng hoảng giá cả và những thách thức khác gây khó khăn cho ngành cà phê quốc tế trong những thập kỉ gần đây đã dẫn tới nhiều phân tích và giải pháp được đưa ra. Khai thác tiềm năng thị trường có giá trị cao như thị trường cà phê đặc sản được đề cập thường xuyên.
Chẳng hạn, báo cáo của Reuters chỉ ra rằng các thiên niên kỉ ở phương Tây trước đây đã thúc đẩy sự phát triển các cửa hàng cà phê bằng cách mang đến sự thay đổi độc đáo của cà phê Cold Brew và cà phê Nitrogen.
Mặt khác, các nước xuất khẩu tiếp tục được khuyến khích áp dụng các chương trình để tăng thêm mức tiêu thụ cà phê trên thị trường nội địa.
Trong khi ICO đang nỗ lực chỉnh sửa và hoàn thành bản mới nhất của "Hướng dẫn quảng bá thương hiệu cà phê ở các nước sản xuất năm 2004 " thì sự chênh lệch về giá hiện tại khiến nhiều người nông dân phải chịu cảnh nghèo đói.
Do đó, sẽ đáng mong chờ để xem những nghị quyết mới nào sẽ được thông qua từ phiên họp ICC ở Nairobi để giải quyết tình hình căng thẳng trên thị trường cà phê thế giới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/