|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (19/7): Ai Cập dự kiến nhập khẩu 500.000 - 700.000 tấn lúa năm 2019, nhu cầu dầu dự báo chạm đỉnh năm 2036

20:27 | 19/07/2018
Chia sẻ
Thị truờng hàng hóa ngày 19/7 nổi bật với thông tin Ai Cập dự kiến nhập khẩu khoảng 500.000 – 700.000 tấn lúa trong năm tới, sau khi giảm diện tích trồng lúa trên cả nước hồi đầu năm nay. Tại thị trường dầu, một trong những công ty tư vấn dầu có sức ảnh hưởng nhất thế giới dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên cao nhất trong vòng 20 năm tới.
thi truong hang hoa 197 ai cap du kien nhap khau 500000 700000 tan lua nam 2019 nhu cau dau du bao cham dinh nam 2036 Thị trường hàng hóa (18/7): DN chế biến thịt heo Mỹ có thể lỗ nặng, áp thuế NK 0,14 - 10% đối với xăng dầu
thi truong hang hoa 197 ai cap du kien nhap khau 500000 700000 tan lua nam 2019 nhu cau dau du bao cham dinh nam 2036 Thị trường hàng hóa (17/7): Sản lượng gạo tại Mỹ Latin có thể giảm năm 2018, giá gạo nếp sụt giảm do Trung Quốc thay đổi chính sách thuế

1. Ai Cập dự kiến nhập khẩu 500.000 - 700.000 tấn lúa trong năm 2019

Ai Cập dự kiến nhập khẩu khoảng 500.000 – 700.000 tấn lúa trong năm tới, sau khi giảm diện tích trồng lúa trên cả nước hồi đầu năm nay, tờ Al-Borsa đăng tải phát biểu của Bộ trưởng Bộ Cung cấp Ai Cập, ông Ali Moselhy hôm 18/7.

Giới thương lái cho biết, các chính sách này có thể sẽ khiến Ai Cập phải nhập khẩu tới 1 triệu tấn gạo trong năm tới, sau nhiều thập kỷ dư thừa nguồn cung và là một nhà xuất khẩu gạo tại thị trường Arab.

2. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may: NHNN nên điều chỉnh tỷ giá 24.000 - 25.000 VNĐ/USD để dệt may Việt Nam tăng sức cạnh tranh

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các nguồn cung mà Việt Nam đang thiếu hụt trong đó có vải, từ đó giảm bớt phụ thuộc từ Trung Quốc. Đồng thời giúp hàng dệt may Việt Nam có giá thành tốt hơn, tăng sức cạnh tranh.

Vị Chủ tịch Hiệp hội Dệt may đề xuất: “Ngân hàng Nhà nước nên điều chỉnh tỷ giá, tốt nhất là 24.000 - 25.000 VNĐ/USD".

3. Nhu cầu dầu dự báo chạm đỉnh vào năm 2036

Một trong những công ty tư vấn dầu có sức ảnh hưởng nhất thế giới dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên cao nhất trong vòng 20 năm tới, vì tốc độ chuyển đổi lớn của ngành vận tải sang ô tô điện và xe không người lái ngày càng nhanh.

Cụ thể, theo báo cáo triển vọng dài hạn của công ty Wood Mackenzie, hợp tác gần gũi với các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, tiêu thụ dầu sẽ chạm đỉnh vào năm 2036. Theo Financial Times, đây là mốc thời gian sớm hơn bất kỳ công ty năng lượng nào đưa ra trong kịch bản quy hoạch của mình.

4. Trung Quốc 'lùng' hạt sầu riêng sang Campuchia trồng?

Có thông tin từ những điểm thu mua hạt sầu riêng ở Lâm Đồng cho rằng thương lái Trung Quốc đang "lùng sục" thu mua hạt sầu riêng giống Việt mang sang vùng sầu riêng của họ bên Campuchia và Lào để trồng khiến cho giá hạt sầu riêng tăng đột biến.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp Lâm Đồng cho rằng thông tin này chưa được kiểm chứng cho dù nhu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc khá lớn và họ cũng đang phát triển trồng sầu riêng tại Campuchia và Nam Lào.

5. 'Cứu' ngành đường bằng... giá điện

Tiềm năng lớn nhưng lĩnh vực điện sinh khối từ bã mía không thể phát triển được. Theo ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Lasuco, nguyên nhân là chính sách giá mua điện hiện nay. Mức giá chung của điện sinh khối là 7,4 cent/kWh, nhưng giá mua điện sinh khối từ bã mía lại chỉ có 5,8 cent/kWh. Ông Tam cho biết đang kiến nghị Chính phủ nâng mức giá mua điện bã mía lên 8,5 cent/kWh, bằng mức giá bình quân của năng lượng tái tạo.

Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng cho biết : “Chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tạo công bằng trong điện sinh khối, nâng giá điện bã mía lên 7,4 cent/kWh bằng các loại điện sinh khối khác. Có như vậy, làn sóng đầu tư điện sinh khối trong ngành mía đường sẽ khác, chứ không phải như hiện nay”.

6. Các mặt hàng thực phẩm chính đối mặt với rủi ro tăng giá đột biến

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc căng thẳng thương mại đối với các mặt hàng lương thực chính đã che mờ rủi ro tăng đột biến về giá.

Các mức thuế quan được áp dụng và khả năng sẽ được sử dụng nhiều hơn đã gia tăng áp lực giảm giá đối với lúa mì, ngô và đậu nành, khiến giá của các loại ngũ cốc giao dịch ở mức thấp trong nhiều năm.

Tuy nhiên, hạn hán tại các vùng trồng chủ chốt trong năm nay, như Brazil, Argentina, Nga, cũng như Liên minh châu Âu (EU), đã khiến nhiều chuyên gia hạ dự báo về sản lượng. Trong những năm gần đây, vụ mùa bội thu đã giúp giá ngũ cốc và hạt chứa dầu hạ nhiệt.

7. Doanh nghiệp tự 'bơi', hàng Việt khó vào chuỗi phân phối nước ngoài

Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhưng phần lớn là qua khâu trung gian, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ rất thấp. Để nâng cao giá trị hàng hóa, nhiều doanh nghiệp Việt đang đưa hàng hóa vào mạng lưới phân phối nước ngoài. Đây cũng được xem là một hình thức xuất khẩu khá hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên hình thức này đang gặp không ít khó khăn, rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Xem thêm

Đức Quỳnh