Thị trường hàng hóa (15/11): Sản lượng cà phê Đắk Lắk tăng gần 12.000 tấn, nhập khẩu thịt heo Hàn Quốc tăng 15%
1. Những yếu tố đe dọa tương lai ngành cà phê: Một số giống loài biến mất và giá thấp
Ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với khả năng trụ vững của sản phẩm cà phê đều được ghi nhận kĩ lưỡng.
Nhưng một nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Aaron Davis, trưởng phòng nghiên cứu cao cấp của tài nguyên thực vật tại Kew, cho thấy ngành cà phê phải hợp tác bền vững với nông dân, hoặc là sẽ chịu rủi ro mất một số giống cà phê đặc biệt mãi mãi.
2. Nhập khẩu thịt heo của Hàn Quốc bất ngờ tăng tới 15%
Theo Hiệp hội Phát triển Nông nghiệp và Ngành trồng trọt (AHDB) về thịt heo, nhập khẩu thịt heo của Hàn Quốc trước đó được dự kiến chậm lại so với năm ngoái, nhưng đã lên tới 430.700 tấn trong 12 tháng tính đến tháng 9.
Phân tích từ AHDB cho thấy trong khi sự gia tăng về nhập khẩu được ghi nhận ở tất cả nhà cung cấp chính, Mỹ vẫn là nhà cung cấp đơn lẻ chi phối thị trường thịt heo nhập khẩu của Hàn Quốc. Cơ quan này báo cáo, nhập khẩu thịt heo từ Mỹ đã lên tới 149.400 tấn với giá trị đạt 408 triệu USD, chiếm 35% tổng khối lượng nhập khẩu và 31% về giá trị.
3. Khó khăn trong quản lí nông sản nước ngoài đội lốt nông sản Việt Nam
Theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, hành vi gian lận này tuy chưa phổ biến nhưng cũng đã phần nào làm giảm uy tín của sản phẩm Việt Nam và ảnh hưởng tới lòng tin của người tiêu dùng.
Việc đội lốt hàng Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới hai hình thức là nhập khẩu rồi trộn cùng nông sản Việt Nam và nhập khẩu được quảng cáo là hàng Việt Nam.
4. Sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk niên vụ 2017 - 2018 tăng gần 12.000 tấn
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, trong niên vụ 2017 - 2018, diện tích cà phê toàn tỉnh là 204.808 ha, tăng 1.071 ha so với niên vụ trước.
Trong đó, diện tích cho sản phẩm 187.279 ha, năng suất bình quân đạt 24,55 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt 459.785 tấn, tăng 11.975 tấn so với niên vụ 2016 - 2017.
5. 'Đừng kì vọng giá tiêu sẽ cao ngất trời'
Bà Hoàng Thị Liên, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) - một tổ chức liên kết chính phủ giữa các quốc gia sản xuất hồ tiêu, cho biết giá hồ tiêu đang trong trạng thái ổn định sau nhiều tháng sụt giảm.
"Từ nửa cuối năm 2016, giá tiêu đã ghi nhận xu hướng giảm. Và trở nên tồi tệ hơn vào năm 2017. Tuy nhiên, trong nửa cuối của năm 2018, giá tiêu ít biến động hơn", bà Liên nói. Bà Liên đang có mặt tại Ấn Độ để triển khai ứng dụng do IPC phối hợp với Diễn đàn Các nhà xuất khẩu Gia vị Ấn Độ (AISEF) phát triển cho người trồng tiêu.
6. Philippines chính thức thông qua dự luật tự do hóa nhập khẩu gạo
Thứ Tư (14/11), chính phủ Philippines đã phê duyệt lần thứ ba và lần cuối cùng dự luật tự do hóa nhập khẩu gạo, một biện pháp mà chính phủ đang phụ thuộc vào để giảm giá bán lẻ của mặt hàng thiết yếu xuống khoảng 7 peso/kg và giảm lạm phát 0,7 điểm phần trăm sau khi lên cao nhất trong nhiều năm.
Theo đó, Hạ viện đã phê chuẩn phiên bản dự thảo ngày 14/ 8 của mình.
Dự luật Thượng viện số 1998 sửa đổi Đạo luật Cộng hòa số 8178, hay Đạo luật thuế nông nghiệp, thông qua việc thay thế các hạn chế nhập khẩu định lượng hiện tại đối với gạo bằng thuế quan.