[Phần 1] Những yếu tố đe dọa tương lai ngành cà phê: Một số giống loài biến mất và giá thấp
Một số giống cà phê trước rủi ro biến mất
Ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với khả năng trụ vững của sản phẩm cà phê đều được ghi nhận kĩ lưỡng.
Nhưng một nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Aaron Davis, trưởng phòng nghiên cứu cao cấp của tài nguyên thực vật tại Kew, cho thấy ngành cà phê phải hợp tác bền vững với nông dân, hoặc là sẽ chịu rủi ro mất một số giống cà phê đặc biệt mãi mãi.
Nhóm nghiên cứu: Trái sang phải Jenny Williams (Mô hình khí hậu), Tim Wilkinson (Người vẽ bản đồ), Aaron Davis (Nhà sinh vật học về cà phê), Susana Baena (Phân tích hình ảnh vệ tinh) and Justin Moat (Mô hình máy tính). Ảnh: David Post |
Tại Vườn thực vật Royal Botanical, Kew, London, có hàng loạt các loại cà phê từ trên khắp thế giới trong hơn 150 năm qua.
Từ loại hạt có cánh của cà phê Namorko thích nghi với sự phân tán trong nước, đến hạt Ambongo dạng quả lê màu vàng giống như hạt cà phê cherry. Sự đa dạng di truyền của loại hạt đánh thức mọi người được ưa thích sẽ khiến bạn sửng sốt.
Nhưng nghiên cứu từ Kew cho thấy rằng sự đa dạng này đang bị đe dọa. Không chỉ những giống lạ và tuyệt vời của cà phê hoang dại, mà còn cả những loại chúng ta đang dùng hàng ngày.
Dọc bên khu vực nhỏ ở vùng phía Nam Sudan, Ethiopia là nơi duy nhất trên thế giới cà phê Arabica mọc hoang. Tuy nhiên 60% khu vực cà phê này có thể trở nên không còn phù hợp cho việc trồng trọt vào cuối thế kỉ này bởi vì biến đổi khí hậu. Thực tế, nếu xu hướng khí hậu hiện tại tiếp tục, Arabica có thể trở nên bị tuyệt chủng trong tự nhiên vào cuối thế kỉ này (2099).
Giá cà phê thấp đe dọa sản lượng cà phê
TS Aaron Davis nghiên cứu cà phê hơn 20 năm và trong thập kỉ qua ông cũng tiến hành điều tra tận gốc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên và cà phê nông trường ở Ethiopia.
Nhưng theo nghiên cứu của ông, giá cà phê thấp mới chính là nhân tốt đe dọa tức thì với sản lượng cà phê của vùng này. Ông cho rằng lợi nhuận trồng trọt giảm sẽ chỉ làm trầm trọng hơn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Kể từ năm 2015, Davis và nhóm làm việc với cộng đồng Khu bảo tồn Sinh quyển Yayu ở Tây Nam Ethiopia, vùng quan trọng nhất của giống Arabica hoang dã. Dự án nhằm hỗ trợ đa dạng sinh học, cải thiện phục hồi khí hậu, và quan trọng hơn, tăng doanh số từ cà phê để cải thiện cuộc sống.
Những mục tiêu này liên kết với nhau, khi doanh số tăng lên từ cà phê lớn tạo ra giá trị lớn hơn cho khu rừng này và tạo ra sự linh hoạt tài chính để đầu tư vào phục hồi khí hậu. Hơn nữa, giữ gìn sản phẩm cà phê rừng tại Yayu cũng sẽ giữ được sự đa dạng độc đáo đối với cà phê arabica tự nhiên.
Được tiến hành với sự hợp tác của người tiên phong rang và phân phối cà phê Union Hand - Roasted Coffee có trụ sở tại Anh, dự án có tham vọng giúp khống chế khủng hoảng lợi nhuận đang gia tăng ở Ethiopia, một vấn đề ảnh hưởng đến những nhà sản xuất cà phê toàn cầu.
Để đạt được những mục tiêu này, Kew và Union hợp lại cùng với chuyên gia về rừng là Tiến sĩ Tadesse Woldermariam Gole, bậc thầy chế biến cà phê Graciano Cruz, và nhà kinh tế xã hội học Pascale Schuit, người dành ra lượng thời gian đáng kể phỏng vấn những người nông dân Yayu nhằm cải thiện lợi nhuận và thu nhập cà phê.
“Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề chính trong tương lai ngắn hạn của cây cà phê”, Davis giải thích.
Ông dẫn đầu nhóm phân tích chi phí – lợi ích đối với việc thích nghi biến đổi khí hậu tại nông trường. “Chúng tôi có thể trồng nhiều cây cà phê hơn và Ethiopia có tiềm năng tăng gấp đôi sản lượng trong 5 năm tới, nhưng hiện tại không có đủ lợi ích để nhiều nông dân đầu tư vào cà phê”.
Khu vực sản xuất cà phê tại Rừng Yayu |
Giá cà phê toàn cầu hiện ở mức thấp nhất trong 12 năm qua, rớt xuống mức đáy 1 USD/pound trong tháng 8/2018. Trong khi đây là tin tốt đối với ngành cà phê thì những mô hình kinh doanh dựa trên giá không ổn định có thể gây ra thảm họa đối với mảng giống chuyên biệt nếu không có hành động đảm bảo sự bền vững cho một số nhà sản xuất cà phê đang ngày càng nghèo.
Đối với các nông dân cà phê, giá thấp đồng nghĩa với việc nông trại làm ăn vốn dĩ ít lời và không an toàn của họ càng trở nên khó sống.
Ở Ethiopia, có đến 4 triệu nông trang nhỏ phải đối chọi với những mối đe dọa đang tồn tại của biến đổi khí hậu và giá nông trường không bền vững. Và trong khi tăng giá đối với cà phê đặc sản là “khổng lồ” ở những thị trường phát triển, thu nhập hàng năm bình quân của một gia đình nông dân hành nghề cà phê ở Ethiopia lại ít hơn 1.000 USD, và nhiều lúc còn ít hơn.
Dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho thấy trong mùa 2016 - 2017, Ethiopia xuất khẩu khoảng 221.000 tấn cà phê với giá trị vào khoảng 860 triệu USD. Rõ ràng, có điều gì đó đang lạc loài trong câu chuyện “từ nông trường đến ly cà phê” hào nhoáng của ngành cà phê.
Đón đọc [Phần 2] Những yếu tố đe dọa tương lai ngành cà phê: Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, nông dân bỏ vườn