|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Taxi truyền thống và cuộc đấu với Grab, Uber: Liên kết để không bị 'ngửi khói'

07:00 | 18/06/2018
Chia sẻ
Nhắc đến Uber, Grab, hầu hết các doanh nghiệp vận tải Việt Nam đều gọi đây là những "gã khổng lồ" và việc cạnh tranh với hai “ông lớn” này thực sự là cuộc chiến không cân sức.
taxi truyen thong va cuoc dau voi grab uber lien ket de khong bi ngui khoi
Các doanh nghiệp taxi truyền thống phát triển co cụm trong đối tượng phục vụ cho mình, không có sự chia sẻ kết nối. Điều này đã đưa đến bất lợi hoàn toàn khi cạnh tranh với Uber, Grab.

Các doanh nghiệp taxi truyền thống phát triển co cụm trong đối tượng phục vụ cho mình, không có sự chia sẻ kết nối. Điều này đã đưa đến bất lợi hoàn toàn khi cạnh tranh với Uber, Grab.

Sức mạnh lớn nhất của Uber, Grab chính là nguồn lực tài chính khổng lồ. Đây là thứ mà các doanh nghiệp vận tải trong nước không thể sánh được. Uber, Grab sử dụng một nguồn vốn khổng lồ để thôn tính thị trường. Ban đầu, họ tạo ứng dụng để thu hút người tiêu dùng kèm theo đó là các khuyến mại cực lớn, điều mà taxi truyền thống không thể đáp ứng được.

Ông Nguyễn Công Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, dù có học hỏi Uber, Grab thì chúng tôi vẫn không thể cạnh tranh với hai "ông lớn" này.

Còn ông Hồ Quốc Phi – Tổng Giám đốc Công ty CP Mai Linh miền Bắc thừa nhận, cách khuyến mại của Uber, Grab khiến chúng tôi không thể chạy theo vì thua ở năng lực tài chính.

Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt và không cân sức với hai “ông lớn” đó, nhiều hãng taxi trong nước đãng tính đến bài toàn liên kết để không bị thua ngay trên sân nhà. Cụ thể, Vinataxi ước tính lợi nhuận ròng tăng 6 lần sau khi sáp nhập với ComfortDelgro Savico - hãng taxi đầu tiên đóng cửa vì không cạnh tranh nổi với Grab. Hãng taxi chiếm thị phần lớn thứ ba tại TP HCM đặt kế hoạch tăng trưởng gấp 6 lần năm trước trên cơ sở sáp nhập thành công với ComfortDelgro Savico Taxi. Đây là doanh nghiệp vừa thông báo tạm ngừng hoạt động vào cuối tháng 3, nhằm mục tiêu bảo toàn vốn trong bối cảnh kinh doanh sa sút.

Theo các chuyên gia, dù cũng đã học hỏi được nhiều từ những gã khổng lồ bằng việc các hãng taxi truyền thống đã biết tiếp thu công nghệ và tạo cho mình ứng dụng đặt xe qua mạng tương tự, nhưng chỉ ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động của taxi truyền thống là chưa đủ, điều quan trọng nhất là taxi nội phải cùng kết hợp thành một tập thể lớn mạnh.

“Hiện nay 77 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Taxi Hà Nội đều có phần mềm viết riêng cho mình. Tuy nhiên, chúng ta đang ở thế bị chia nhỏ, bây giờ phải tập hợp lại để tạo sức mạnh”, ông Hùng phân tích.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bà Phan Thị Thu Hiền đã không úp mở khi thẳng thắn rằng, ở Hà Nội các các doanh nghiệp phát triển co cụm trong đối tượng phục vụ cho mình, không có sự chia sẻ kết nối. Điều này khiến họ bất lợi hoàn toàn khi cạnh tranh với Uber Grab.

“Các doanh nghiệp vận tải cần nhìn lại bản chất, thay đổi chất lượng dịch vụ chứ không phải chỉ thay đổi công nghệ. Chúng ta phải tự đào thải những gì chưa phù hợp, lạc hậu chứ không chờ người khác đào thải mình. Các doanh nghiệp tích tụ để cùng nhau phát triển là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay”, bà Hiền nhìn nhận.

Nguyễn Việt

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.