|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank có thể 'xóa sổ' cả một thế hệ startup

14:11 | 13/03/2023
Chia sẻ
Nhận định của CEO vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator về thách thức của startup ở giai đoạn sau khi Silicon Valley Bank sụp đổ.

Hôm 9/3, khi Stefan Kalb đang ở giữa cuộc họp thì anh nhận được tin nhắn từ một đồng nghiệp. "Anh có biết chuyện gì đang xảy ra ở SVB không?", tin nhắn viết.

Kalb, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Shelf Engine, công ty khởi nghiệp quản lý thực phẩm có trụ sở tại Seattle (Mỹ), đã theo dõi tin tức về Silicon Valley Bank với nỗ lực rút tiền ra khỏi ngân hàng này.

Đối với Shelf Engine, một công ty khởi nghiệp gồm 40 thành viên được thành lập vào năm 2015, đây là một vấn đề lớn. SVB không chỉ giúp công ty xử lý séc và thanh toán, mà tất cả tiền mặt của công ty khởi nghiệp đều bị kẹt trong ngân hàng.

Stefan Kalb bắt đầu hành động. Anh cùng đội ngũ của mình đã nhanh chóng mở một tài khoản tại JPMorgan Chase và cố gắng chuyển từng đồng tiền cuối cùng ra khỏi Silicon Valley Bank.

“Thật không may, tiền của chúng tôi vẫn đang ở Silicon Valley Bank. Sáng nay chúng tôi thức dậy với hy vọng tiền sẽ vào tài khoản ngân hàng JPMorgan, nhưng điều đó không xảy ra", Kalb nói. Số tiền gửi của Shelf Engine không được tiết lộ nhưng startup này đã huy động hơn 60 triệu USD từ các nhà đầu tư.

Cảm giác của Stefan Kalb là trạng thái chung của rất nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ sau khi Silicon Valley Bank sụp đổ.

Roku, nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến TV, nằm trong số các công ty bị kẹt với lượng tiền mặt lên tới 487 triệu USD. “Tại thời điểm này, công ty không biết công ty sẽ có thể thu hồi tiền mặt gửi tại SVB ở mức độ nào,” các quan chức tại Roku viết về số tiền chiếm khoảng 26% tiền mặt của công ty. 

 (Ảnh: Euro News).

Đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ, vốn phụ thuộc rất nhiều vào Silicon Valley Bank trong nhiều thập kỷ, sự sụp đổn này đã gây ra một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến sa thải hàng loạt hoặc hàng trăm công ty khởi nghiệp sụp đổ, theo nhận định của những người trong ngành.

Một thế hệ startup bị xóa sổ

Garry Tan, CEO vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Nếu chính phủ không can thiệp, tôi nghĩ rằng cả một thế hệ khởi nghiệp sẽ bị xóa sổ khỏi hành tinh này."

Trong khi các quan sát coi ý tưởng giải cứu ngân hàng của chính phủ là một gói cứu trợ cho thế giới công nghệ và đầu tư mạo hiểm, Tan lập luận rằng một động thái giải cứu sẽ giúp người gửi tiền sống sốt và phần nhiều trong số đó là các doanh nghiệp nhỏ thuộc lĩnh vực công nghệ.

Được thành lập vào năm 1983, Silicon Valley Bank đã trở thành nơi cho vay lý tưởng đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ - đối tượng có nhiều sự rủi ro trong mắt các ngân hàng lớn hơn, truyền thống hơn. SVB đã hợp tác kinh doanh với gần một nửa số công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ, được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư mạo hiểm.

"Nếu bạn là một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh, bạn không thể vay tiền từ một ngân hàng lớn, nhưng Silicon Valley Bank sẽ cung cấp cho bạn điều đó. Đó là những dịch vụ mà các công ty khởi nghiệp không thể có được ở nơi khác", Stefan Kalb nói.

Silicon Valley Bank đã làm ăn với các công ty công nghệ nổi tiếng như Shopify, Pinterest, Fitbit và hàng nghìn công ty khởi nghiệp ít được biết đến hơn, bên cạnh các công ty đầu tư mạo hiểm đã thành lập, như Andreessen Horowitz.

Thời kỳ "đen tối" của startup

Garry Tan cho biết mối đe dọa lớn nhất hiện nay là các công ty khởi nghiệp nhỏ bé đang phải chiến đấu để tồn tại trong môi trường gây quỹ đầy thách thức. Các nhà lãnh đạo khởi nghiệp đã không ngừng liên hệ với Chủ tịch Y Combinator kể từ khi SVB sụp đổ. Họ đang kinh hoàng và sợ hãi. Áp lực có thể khiến họ buộc phải sa thải nhân viên hoặc thậm chí là chấm dứt hoạt động của công ty.

"Những người sáng lập hiện đang nhắn tin cho tôi và nói rằng họ không biết làm thế nào để trả lương vào tuần tới. Liệu họ có phải vay cá nhân để duy trì hoạt động kinh doanh không? Họ có phải cho nhân viên nghỉ phép không?" Tan nói.

"Đây có thể là một rủi ro hiện hữu đối với cạnh tranh và đổi mới trong nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ tới", nhà điều hành Y Combinator nói thêm. Ông nhận xét sự sụp đổ của một trong những tổ chức tài chính nền tảng của Thung lũng Silicon đến vào thời điểm tồi tệ nhất đối với hệ sinh thái khởi nghiệp.

Lãi suất cao và sự không chắc chắn của thị trường đã khiến những người cho vay thắt chặt nguồn tiền, sau nhiều năm lãi suất thấp và tiền dễ khiến định giá tăng vọt. Gần đây, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tiền mặt hiện có đang bốc hơi nhanh chóng, buộc hàng ngàn công ty khởi nghiệp phải sa thải công nhân hoặc đóng cửa hoàn toàn.

"Vốn đầu tư mạo hiểm đã ở chế độ thu hẹp. Vì vậy, đây thực sự là một thời gian đầy thách thức và một điều gì đó rất tàn khốc sắp sửa xảy ra", Garry Tan lo ngại.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thùy Trang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.