|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'Sốt' đất ở Đà Nẵng: Gom cả đất nông nghiệp, đất sát biển

07:44 | 08/03/2019
Chia sẻ
Tại Quảng Nam, giá đất cũng tăng đột biến. Tại trung tâm TP Tam Kỳ và các huyện, thị xã giá đất được đẩy lên cao, khiến giao dịch đất sôi động. Thậm chí có xã, 80% đất trồng cây lâu năm đã được người dân bán.
Sốt đất ở Đà Nẵng: Gom cả đất nông nghiệp, đất sát biển - Ảnh 1.

80% đất trồng cây lâu năm sát biển của xã biển Tam Thanh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã được người dân bán. Ảnh: Hoài Văn

Tăng cả tỷ đồng/lô

Tại TP Tam Kỳ, giá đất đang tăng chóng mặt thời gian gần đây. Trong khi tại các khu phố mới ADB Tân Thạnh, khu dân cư Quảng Hà... giá mỗi lô đất không dưới 2 tỷ đồng.

Chị Kiều Ly, một hộ dân tại đây cho hay, tại thời điểm chị mua cách đây 2 năm mỗi lô chỉ có giá khoảng 200 - 300 triệu đồng tùy vị trí, nhưng hiện nay giá đất đã lên gấp 5 - 6 lần. Đặc biệt từ sau khi công trình cầu vượt Điện Biên Phủ được xây dựng, giá đất tại đây càng tăng chóng mặt.

Nhiều năm ở trọ, hiện đã có con nhỏ 2 tuổi, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hương (quê Quảng Trị) đang có nhu cầu mua đất làm nhà. Tuy nhiên nhiều tháng rong ruổi tìm mua, chị Hương đành tiếp tục cảnh ở trọ do giá đất quá cao.

Trong khi đó, tại thị xã Điện Bàn và TP Hội An giá đất cũng tăng chóng mặt.  Anh N.H.T một chuyên gia môi giới đất khu vực này cho biết: đất vùng chợ Lai Nghi (cách trung tâm Đà Nẵng 20km) không dưới 1,6 tỷ đồng/lô. Khách đầu tư vào đây thường ôm cả lốc, 5-7 lô để lướt ít khi họ mua lẻ. Với giá tăng nhanh như hiện nay, mỗi ngày “lướt sóng” họ có trong tay hàng trăm thậm chí cả tỷ đồng nhờ việc thổi giá, mua đi bán lại.

Ngay ở vùng Cổ An trũng nước, giá đất được thổi tăng chóng mặt so với các năm trước. Một người dân Cổ An 4 (Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn) cho biết: Trước đây, vì cần tiền xẻ 100m2 bán hơn 130 triệu. Thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn, mảnh vườn đó đã được hét giá và rao bán hơn 1,5 tỷ đồng khiến người dân không khỏi xót xa, nuối tiếc. Tại khu vực này, hằng ngày, nhiều “cò” đất vẫn lùng sục để tìm mua đất của người dân để kiếm lời.

80% đất xã ven biển đã được bán

Ngoài đất ở trung tâm TP Tam Kỳ, đất ven biển Quảng Nam cũng đang trong cơn lốc tăng giá. Giới đầu tư bất động sản đổ xô mua cả đất ở, đất trồng cây nông nghiệp, hồ tôm, tưới tiêu, đất trồng cây lâu năm sát biển.

Ông Nguyễn Hồng Lực - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ) cho hay: trên địa bàn 80% đất trồng cây lâu năm đã được bán, khoảng 20% đất nhà ở cũng được người dân bán. Giá đất ở được bán với giá khoảng 16 triệu đồng/m2, đất trồng cây lâu năm dao động từ 1 triệu - 3 triệu/m2 tùy vị trí đất. Tuy nhiên đây là giá ban đầu, thực chất nhiều lô đất sang tay đến 9 - 10 người nên đẩy giá lên cao hơn nữa.

Hiện đất ven biển đã bán gần hết, giới buôn bán bất động sản tràn vào mua đất nông nghiệp, hồ tôm, đất nông nghiệp trồng lúa, trồng cây hằng năm với giá dao động 1 sào (500m2) từ 150 - 200 triệu đồng/ sào. Tình trạng này không những xảy ra ở Tam Thanh mà còn các địa phương lân cận như Tam Thăng, các xã ven biển huyện Thăng Bình...

“Đất ở đây chủ yếu là người Hà Nội vào mua, nhưng người trực tiếp đứng tên để giao dịch thì là người địa phương. Họ mua cả đất ở, đất trồng cây lâu năm sát biển, đặc biệt gần đây chuyển sang mua cả đất nông nghiệp, đất trồng lúa, cây hằng năm, hồ tiêu. Theo quy định, đất cách biển 150m trở ra thì không được xây dựng bất kỳ các hạng mục nhưng không hiểu sao họ vẫn chịu mua sát biển. Thậm chí đất chưa có bìa đỏ vẫn mua” - ông Lực cho hay.

“Người dân họ thấy giá cao thì bán, bây giờ có người sở hữu cả 5 - 10 tỷ nhờ bán đất. Có người dựng nhà lầu, mua xe ô tô nhưng cũng từ đó số vụ tranh chấp, kiện tụng đất đai ngày một nhiều. Tranh chấp đất đai gây mất tình làng nghĩa xóm, tình cha con mẫu tử khúc mắc, anh em trong nhà cãi vã kéo ra tòa...” - ông Lực chia sẻ.

Trước tình trạng này, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 06 yêu cầu UBND, các huyện, thị xã, TP tạm dừng mọi hoạt động tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các địa phương vùng Đông Quảng Nam.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền văn bản giả mạo về việc tỉnh Quảng Nam “phê duyệt đầu tư chuỗi khách sạn, khu phức hợp giải trí ở phường Cẩm Nam (TP Hội An)”. Cụ thể, công văn giả này đề số 2153/ UBND - TP ngày 3/1/2018. Văn bản có dấu mộc, tên cùng chữ ký của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu về việc phê duyệt đầu tư chuỗi khách sạn 5 sao, khu phức hợp kết hợp casino, giải trí tại Cẩm Nam, phố cổ Hội An. Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, văn bản này là giả mạo, tỉnh không phát hành văn bản nào về nội dung này. Lãnh đạo UBND TP Hội An cũng khẳng định văn bản lan truyền trên mạng là giả mạo và bịa đặt mục đích mua bán đất bất động sản ở Hội An và Đà Nẵng, đồng thời khuyến cáo người dân và giới đầu tư phải hết sức cảnh giác để không bị sập các chiêu trò thổi giá đất.

UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 06 yêu cầu UBND, các huyện, thị xã, TP tạm dừng mọi hoạt động tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các địa phương vùng Đông Quảng Nam.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoài Văn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.