|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

So sánh lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 3/2022?

19:40 | 05/03/2022
Chia sẻ
Lãi suất tiết kiệm cao nhất tiếp tục ghi nhận ở mức là 7,1%/năm và được áp dụng duy nhất tại ngân hàng Techcombank với điều kiện số tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.
So sánh lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 3/2022? - Ảnh 1.

So sánh lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 3/2022? (Ảnh minh hoạ).

Tháng 3 này, một số ít ngân hàng so với trước có sự điều chỉnh tăng nhẹ. Do đó, khung lãi suất tiền gửi cao nhất qua khảo sát tại 30 ngân hàng thương mại trong nước hiện vẫn tiếp tục dao động trong phạm vi từ 5,5%/năm đến 7,1%/năm.

Theo đó, mức lãi suất cao nhất trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng hiện nay vẫn là 7,1%/năm và được huy động duy nhất tại Techcombank với điều kiện áp dụng là khách hàng phải đăng ký khoản tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.

Đứng ở vị trí thứ hai hiện vẫn là đồng thời hai ngân hàng bao gồm: MSB và SCB với mức lãi suất cùng ở mức là 7%/năm. Trong đó, MSB quy định số tiền của khách hàng phải từ 200 tỷ đồng trở lên khi gửi đồng thời tại hai kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng. Trong khi SCB không phân biệt số tiền gửi khi khách hàng gửi tiền tại ngân hàng này với kỳ hạn từ 12 tháng - 36 tháng.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham khảo thêm một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh, như: LienVietPostBank (6,99%/năm), MBBank (6,9%/năm), VietBank (6,9%/năm), Ngân hàng Việt Á (6,9%/năm)... Và tất nhiên, lãi suất cao thì sẽ luôn có các điều kiện về số tiền tối thiểu và kỳ hạn gửi đi kèm.

Cũng qua khảo sát trong tháng 3, ghi nhận tại nhóm 4 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV trong tháng này nhìn chung không đổi so với trước. Cụ thể, lãi suất cao nhất tại VietinBank ở mức là 5,6%/năm. Trong khi Vietcombank, Agribank và BIDV cùng huy động lãi suất cao nhất ở mức là 5,5%/năm.

Bảng so sánh ngân hàng nào có lãi suất cao nhất trong tháng 3/2022

STT

Ngân hàng

LS cao nhất

Điều kiện

1

Techcombank

7,10%

12 tháng, 999 tỷ trở lên

2

MSB

7,00%

12 tháng, 13 tháng (200 tỷ trở lên)

3

SCB

7,00%

12-36 tháng

4

LienVietPostBank

6,99%

13 tháng (từ 300 tỷ trở lên) và 60 tháng

5

MBBank

6,90%

24 tháng, từ 200 đến dưới 300 tỷ

6

VietBank

6,90%

15 - 36 tháng

7

Ngân hàng Việt Á

6,90%

15 - 36 tháng

8

HDBank

6,85%

13 tháng, 300 tỷ trở lên

9

Ngân hàng Bắc Á

6,80%

24, 36 tháng

10

Kienlongbank

6,75%

18, 24,36 tháng

11

Ngân hàng Bản Việt

6,70%

36 - 60 tháng

12

PVcomBank

6,65%

36 tháng

13

SeABank

6,63%

36 tháng, Từ 10 tỷ trở lên

14

OceanBank

6,60%

18, 24, 36 tháng

15

Ngân hàng Đông Á

6,50%

13 tháng

16

Ngân hàng Quốc dân (NCB)

6,40%

18 - 60 tháng

17

ABBank

6,40%

48 và 60 tháng

18

Sacombank

6,30%

36 tháng

19

Saigonbank

6,30%

13 - 36 tháng

20

VIB

6,20%

12 tháng và 13 tháng

21

SHB

6,20%

24 tháng trở lên, từ 2 tỷ đến 500 tỷ

22

Ngân hàng OCB

6,15%

36 tháng

23

VPBank

6,10%

13 - 36 tháng, từ 50 tỷ trở lên

24

TPBank

6,00%

18, 36 tháng

25

Eximbank

6,00%

15 - 60 tháng

26

ACB

5,80%

12 tháng, từ 5 tỷ trở lên

27

VietinBank

5,60%

Từ 12 tháng trở lên

28

Agribank

5,50%

12 tháng đến 24 tháng

29

Vietcombank

5,50%

12 tháng

30

BIDV

5,50%

12 - 36 tháng

Nguồn: Quỳnh Hương tổng hợp.

Quỳnh Hương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.