|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Toàn ngành chìm trong sắc đó, khối ngoại tiếp tục gom VPB

09:15 | 05/03/2022
Chia sẻ
Nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận tuần giao dịch không mấy khả quan khi có với 24/27 mã giảm giá. Cổ phiếu VPB tiếp tục được các nhà đầu tư nước gom mạnh sau khi được nâng room ngoại lên 17,5%.

Diễn biến ảm đạm bao trùm nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua (28/2 - 4/3) với 24/27 mã niêm yết và giao dịch trên UPCoM giảm giá.

Trong đó, EIB là mã giảm sâu nhất (-9,7%) với cả 5 phiên trong tuần giảm liên tiếp. Với giá 31.500 đồng/cp đóng cửa phiên 4/3, cổ phiếu này đã giảm hơn 16,4% kể từ đỉnh hồi đầu tháng 2 tới nay.

Bên cạnh đó, áp lực điều chỉnh đáng kể còn xuất hiện tại mã PGB (-6%), khi cổ phiếu này đã có nhiều tuần tăng liên tiếp kể từ giữa tháng 1 tới nay.

Không ngoài ngoại lệ, các cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn cũng chìm trong sắc đỏ tuần qua, song mức giảm được phân hóa rõ rệt. Theo đó, MBB, CTG, STB, HDB hay BID ghi nhận mức giảm từ 2,8 – 3,5%; các mã khác như ACB, VCB hay VPB lại giảm chưa tới 0,5%.

Ở chiều ngươc lại, chỉ có hai mã giữ được sắc xanh trong tuần qua là SSB (+4,7%) và KLB (+1,5%). Trong đó, cổ phiếu SSB diễn biến tích cực với 4 phiên tăng giá, sau những thông tin về việc chuyển nhượng lượng lớn cổ phiếu từ các lãnh đạo cấp cao.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Toàn ngành chìm trong sắc đó, khối ngoại tiếp tục gom VPB - Ảnh 1.

Cổ phiếu ngân hàng đỏ lửa tuần qua. (Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Thanh khoản của nhóm ngân hàng trong tuần qua có sự tăng nhẹ so với tuần trước đó, khi lượng lớn giao dịch được tập trung trong 3 ngày cuối tuần.

Cụ thể, tuần qua có tổng cộng gần 876 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tang 1,6% so với tuần trước. Giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 29.073 tỷ đồng, tăng 0,6%.

Trong đó, VPB tiếp tục là mã dẫn đầu về thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt hơn 152,6 triệu đơn vị. Hai mã còn lại có thanh khoản đạt trên 100 triệu đơn vị trong tuần qua còn có MBB (130,5 triệu cp) và STB (113,7 triệu cp).

Các mã khác như LPB, SHB, CTG, TCB, … bị bỏ xa đằng sau với khối lượng giao dịch dao động từ 45 - 57 triệu đơn vị.

Xét về giá trị giao dịch, cổ phiếu VPB cũng đứng đầu với hơn 5.763 tỷ đồng, tách biệt hẳn với mức 4.317 tỷ đồng của MBB. Tiếp sau lần lượt là STB với hơn 3.650 tỷ đồng, TCB với 2.434 tỷ đồng, CTG với 1.772 tỷ đồng, …

Dòng tiền ngoại có xu hướng phân hóa trong tuần qua khi rút khỏi vào các mã như CTG (bán ròng 290 tỷ đồng), HDB (bán ròng 275 tỷ đồng), … trong khi vẫn tiếp tục gom VPB (mua ròng 839 tỷ đồng) và STB (mua ròng 97 tỷ đồng).

Riêng trong phiên cuối tuần, VPB được các nhà đầu tư nước ngoài mua vào với quy mô hơn 891 tỷ đồng, tương đương 23,3 triệu đơn vị. Hoạt động mua diễn ra ngay sau khi VPBank nâng room ngoại lên 17,5%.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Toàn ngành chìm trong sắc đó, khối ngoại tiếp tục gom VPB - Ảnh 2.

Khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tuần. (Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

VPBank điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng lên 17,5% vốn điều lệ. Theo phía ngân hàng, việc điều chỉnh room ngoại như trên là đủ để có thể phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ sau khi phát hành.

Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 916.800 cổ phiếu MBB thông qua các quỹ thành viên, nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng lên 5%, chính thức trở thành cổ đông lớn.

Ông Lê Hải sẽ thôi giữ chức Tổng Giám đốc ABBank kể từ ngày 3/3/2022. Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Tổng Giám đốc thường trực sẽ đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc.

Nhiều ngân hàng đã rục rịch công bố kế hoạch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, chủ yếu được chốt vào tháng 4, gồm có VIB, Vietcombank, ACB, SHB, HDBank, OCB,…

Kho bạc Nhà nước chào mua 150 triệu USDtheo hình thức giao ngay. Số tiền dự kiến mà KBNN phải bỏ ra ước khoảng hơn 3.400 tỷ đồng. Đây là lần chào mua ngoại tệ đầu tiên trong năm 2022 của KBNN.

Lê Huy

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.