|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

SCB đang đàm phán bán 50% cổ phần cho đối tác ngoại giá tối thiểu 700 triệu USD

13:25 | 24/04/2017
Chia sẻ
Đây được xem là ngân hàng đầu tiên được Chính phủ Việt Nam cho phép bán cổ phần chiếm tỷ lệ lớn cho nhà đầu tư ngoại.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – SCB, ngân hàng đứng thứ 5 về tài sản trong hệ thống cho biết họ đang đàm phán bán 50% tổng số cổ phần cho một nhà đầu tư nước ngoài duy nhất với giá tối thiểu 700 triệu USD.

Đây được xem là ngân hàng đầu tiên được Chính phủ Việt Nam cho phép bán cổ phần chiếm tỷ lệ lớn cho nhà đầu tư ngoại, Bloomberg đưa tin.

Các khoản tiền này sẽ giúp SCB tăng cường các sản phẩm tài chính và đẩy nhanh việc giải quyết nợ xấu. Việc bán sẽ thực hiện thông qua phát hành cổ phần mới, Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng cho hay.

"Chúng tôi đang tìm kiếm một đối tác sẽ không chỉ bỏ tiền vào ngân hàng mà còn có tầm nhìn tương đồng về thị trường này. Quan trọng hơn, họ cần giúp khách hàng của chúng tôi hoàn thành các dự án bất động sản để chúng tôi có thể rút ngắn thời gian giải quyết vấn đề nợ xấu”, ông Văn chia sẻ.

Trước đó vào tháng 1, trao đổi với Bloomberg Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ muốn đẩy nhanh việc tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng lên tối đa 30%. Thủ tướng cũng cho hay Chính phủ sẵn sàng bán ngay cho ngà đầu tư ngoại Ngân hàng Đại Dương – OceanBank.

Ông Văn chia sẻ, SCB đã có cuộc hội đàm với 6 nhà đầu tư gồm các ngân hàng, quỹ cổ phần và các công ty bảo hiểm từ Na Uy, Indonesia, Đài Loan và Trung Quốc. Theo ông Văn, một quỹ đầu tư nước ngoài không công bố tên đầu năm nay đã đề nghị mua 15% cổ phần SCB. Mặt khác, SCB cũng dự kiến tăng cường đàm phán với hai nhà đầu tư tiềm năng từ Trung Quốc và Indonesia.

scb dang dam phan ban 50 co phan cho doi tac ngoai gia toi thieu 700 trieu usd

SCB sẽ trình kế hoạch bán cổ phần cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, sớm phê duyệt vào đầu năm 2018 và kỳ vọng thương vụ sẽ được hoàn tất giữa năm 2018, ông Văn cho biết. SCB cũng thuê một ngân hàng quốc tế để làm tư vấn, tuy nhiên việc này cũng phải được chấp thuận của Thủ tướng.

Việc bán cổ phần chiếm tỷ lệ chi phối có thể ảnh hưởng đến kế hoạch niêm yết sau năm 2019 khi quá trình tái cấu trúc (bắt đầu vào năm 2012) hoàn tất, ông Văn cho biết.

Ông Alan Phạm – Kinh tế trưởng của Tập đoàn VinaCapital đánh giá đây là một bước đi quan trọng để cải cách hệ thống ngân hàng. SCB có thể nhận được một khoản vốn để cải thiện năng lực cho vay. Các nhà đầu tư có thể cung cấp cho SCB công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý rủi ro, khả năng giao dịch phái sinh và quản lý ngoại hối.

Tuy nhiên, các quy định hiện hành của Việt Nam có thể gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần ngân hàng.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính ở nước ngoài muốn sở hữu 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng địa phương phải có tổng tài sản trị giá ít nhất 10 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài khác phải có vốn đăng ký ít nhất là 1 tỷ USD trong năm trước khi nộp đơn xin mua cổ phần, theo Nghị định năm 2014.

Các ngân hàng quốc tế đang giảm đầu tư vào các ngân hàng của các nước mới nổi do các quy định về quản lý vốn mới của Basel III, ông Văn cho hay. “Tài sản của Việt Nam và các yêu cầu về vốn đăng ký là rào cản đối với các nhà cho vay nước ngoài tìm cách đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam”, ông Văn nói.

SCB được thành lập từ sự hợp nhất năm 2012 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa; giảm tỷ lệ nợ xấu từ 7,25% xuống 0,68% vào cuối năm 2016. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên mới diễn ra hôm 18/4 vừa qua, Ngân hàng đặt mục tiêu thu 1.500 tỷ đồng nợ quá hạn trong năm nay.

Tiến Vũ