|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sau đòn trả đũa của Mỹ, Trung Quốc cho phép hàng không nước ngoài bay vào đại lục

14:58 | 04/06/2020
Chia sẻ
Trung Quốc sẽ nới lỏng lệnh cấm bay đối với các hãng hàng không nước ngoài từ ngày 8/6. Động thái mới cho thấy Trung Quốc đã thay đổi thái độ chỉ một ngày sau khi chính quyền Tổng thống Trump yêu cầu Bắc Kinh mở cửa đón các hãng bay Mỹ, nếu không các hãng bay Trung Quốc sẽ bị Mỹ cấm cửa.
Sau đòn trả đũa của Mỹ, Trung Quốc cho phép hàng không nước ngoài bay vào đại lục - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images

Bloomberg dẫn thông báo của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) hôm 4/6 cho biết các hãng hàng không nước ngoài từng bị loại khỏi thỏa thuận bay quốc tế trước đó có thể khai thác một chuyến bay chở khách đến Trung Quốc mỗi tuần kể từ thứ 2 tuần sau (tức ngày 8/6).

Theo thông báo này, CAAC không nêu đích danh bất kì quốc gia hay hãng hàng không nào.

Mặc dù thời điểm ra thông báo của CAAC có thể chỉ là ngẫu nhiên, giới quan sát nhận thấy đây dường như là một sự nhượng bộ từ chính quyền Bắc Kinh ngay khi căng thẳng giữa hai siêu cường gia tăng.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện đang tranh chấp trên nhiều lĩnh vực từ thương mại cho đến chính trị, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh thông qua nghị quyết cho phép soạn thảo luật an ninh quốc gia với Hong Kong.

Căng thẳng cũng khiến thỏa thuận giai đoạn một kí kết hồi đầu năm nay và hợp đồng bán máy bay trị giá hàng tỉ USD của Boeing lâm nguy.

Ông Zhu Feng - Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, nhận định: "Mỹ và Trung Quốc nên dùng cơ hội này để khôi phục kênh liên lạc ngoại giao cấp cao càng sớm càng tốt. Hai bên nên giảm bớt thái độ chỉ trích và bất đồng vì chung qui lợi ích kinh tế của hai nước đều sẽ bị ảnh hưởng".

Yêu cầu của Cục Hàng không Trung Quốc (CAAC)

Theo CAAC, 37 thành phố của Trung Quốc có thể tiếp nhận các chuyến bay quốc tế, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải và Vũ Hán (nơi đại dịch COVID-19 khởi phát). Danh sách này có thể thay đổi trong tương lai, CAAC lưu ý.

CAAC nêu rõ, nếu không có hành khách trên một chặng bay cụ thể nào cho kết quả dương tính với COVID-19 trong ba tuần liên tiếp, hãng hàng không khai thác chặng bay đó có thể tăng dịch vụ lên hai chuyến/tuần.

Tuy nhiên, các chặng bay sẽ bị đình chỉ một tuần nếu 5 hành khách trên cùng chuyến bay cho kết quả xét nghiệm dương tính. Nếu 10 hành khách dương tính, chặng bay sẽ phải tạm dừng trong 4 tuần.

Trung Quốc đã cho phép một số hãng hàng không khai thác dịch vụ theo một chính sách được giới thiệu vào tháng 3, trong đó giới hạn các hãng chỉ thực hiện một chuyến bay/tuần và không cho phép khai thác nhiều chuyến bay hơn so với kế hoạch ngày 12/3.

Các hãng bay của Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội này vì họ đã tạm dừng cung cấp dịch vụ đến và đi từ Trung Quốc do ảnh hưởng của đại dịch.

Delta Air Lines và United Airlines đã cố gắng nối lại dịch vụ đến Trung Quốc sau khi tạm dừng hoạt động vì đại dịch COVID-19 hồi đầu năm nay, tuy nhiên hai hãng hàng không Mỹ chưa nhận được phê chuẩn từ cơ quan hàng không Trung Quốc.

Nhằm gia tăng sức ép cho Bắc Kinh, vào ngày 3/6, Washington đã cấm các hãng hàng không Trung Quốc bay đến Mỹ từ ngày 16/6 hoặc sớm hơn nếu Tổng thống Trump muốn.

Trong nhiều thập kỉ, Mỹ đã dốc sức theo đuổi Hiệp ước Bầu trời Mở - một thỏa thuận song phương giúp các hãng hàng không dễ dàng mở rộng dịch vụ ra các sân bay quốc tế mà không cần phê chuẩn của chính phủ. Tuy nhiên, Mỹ lại không có Hiệp ước Bầu trời Mở nêu trên với Trung Quốc.

Tháng trước, Bộ Giao thông Mỹ cho rằng Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận song phương vì không đáp ứng yêu cầu nối lại chuyến bay của Delta Air Lines và United Airlines.

Nhà phân tích James Teo của Bloomberg Economics nhận định, lệnh cấm bay của chính phủ Mỹ sẽ không làm tổn hại đến hãng hàng không quốc gia Trung Quốc Air China quá nghiêm trọng khi mà mức độ liên quan đến thị trường Mỹ của hãng bay này khá hạn chế. Lí giải, ông Teo cho biết chỉ 6,5% doanh thu năm 2019 của Air China đến từ các chặng bay Bắc Mỹ.

Phần lớn doanh thu của hai hãng hàng không Trung Quốc khác là China Eastern Airlines và China Southern Airlines đều đến từ thị trường tỉ dân và thậm chí mức độ phụ thuộc vào các chặng bay nội địa của những hãng này càng tăng khi hoạt động du lịch quốc tế bị hạn chế.

Đầu tháng 1, có khoảng 325 chuyến bay theo lịch trình được khai thác hàng tuần giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên đến giữa tháng 2 thì con số giảm xuống chỉ còn 20 chuyến/tuần và do 4 hãng bay Air China, China Eastern, China Southern và Xiamen khai thác.

Airlines for America - một tổ chức đại diện cho các hãng hàng không lớn của Mỹ, hoan nghênh động thái mới của Washington. Cụ thể, nhóm này cho hay: "Chúng tôi tin yêu cầu của Bộ Giao thông Mỹ sẽ đảm bảo cơ hội công bằng và bình đẳng cho các hãng hàng không khai thác dịch vụ đến và đi từ Trung Quốc".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khả Nhân

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.