Sản xuất quặng sắt toàn cầu tăng trưởng khiêm tốn trong giai đoạn 2019 - 2028
Điều này thể hiện mức tăng trung bình hàng năm là 0,5% trong giai đoạn 2019 - 2028, ghi nhận tốc độ chững lại đáng kể so với mức tăng trưởng trung bình 2,9% trong giai đoạn 2009 - 2018.
Tăng trưởng nguồn cung chủ yếu được thúc đẩy bởi Ấn Độ và Brazil, nơi các công ty khai thác mỏ lớn được thiết lập để mở rộng sản lượng. Mặt khác, các công ty khai thác tại Trung Quốc phải trả chi phí quặng sắt cao hơn sẽ bị buộc phải cắt giảm sản lượng.
Tăng trưởng sản lượng quặng sắt của Ấn Độ được hỗ trợ bằng cách loại bỏ thuế xuất khẩu được công bố trong Ngân sách đối với quặng sắt chất lượng thấp và Đạo luật Khai thác và Khoáng sản (MMDR), sẽ hợp lí hóa việc cấp phép và mở lại các mỏ bị đóng.
Đạo luật MMDR sẽ hỗ trợ tăng trưởng sản lượng quặng sắt, thuế xuất khẩu đối với quặng sắt cục và quặng sắt hàm lượng dưới 58% giảm xuống 0% từ 30% và 10% tương ứng.
Dự báo sản lượng quặng sắt của Ấn Độ sẽ tăng lên mức 241 triệu tấn vào năm 2028 từ mức 230 triệu vào năm 2019. Điều này thể hiện mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 2% trong giai đoạn 2019 - 2028, cao hơn mức tăng trưởng 0,9% trong giai đoạn 2009-2018.
Về nhu cầu quặng sắt, Trung Quốc sẽ là nước dẫn đầu sự suy giảm toàn cầu trong dài hạn mặc dù trong nhu cầu ngắn hạn sẽ được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ của chính phủ đối với nền kinh tế sau cuộc chiến thương mại căng thẳng với Mỹ.
Về lâu dài, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc sẽ chậm lại với tốc độ tăng trưởng kinh tế chuyển trọng tâm từ ngành công nghiệp nặng sang dịch vụ.
Nhu cầu thép trong nước của Trung Quốc sẽ chậm lại từ năm 2020 trở đi vì các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng giảm cùng với việc nới lỏng hỗ trợ tài chính của chính phủ. Điều này sẽ dẫn đến việc giá thép giảm và sản xuất trì trệ.