Citi: Giá quặng sắt dự báo giảm trong năm 2020
Giá trung bình cho quặng sắt hàm lượng 62% có thể giảm xuống 80 USD/tấn vào năm 2020 từ mức 94 USD/tấn vào năm 2019, trước khi trượt xuống 60 USD/tấn vào năm 2021 và 2022, bà Liao cho biết.
Giá quặng sắt đã tăng lên mức kỉ cao kỉ lục vào năm 2019 do sự gián đoạn sản xuất tại Brazil và cơn bão nhiệt đới tại Australia dẫn đến sự sụt giảm lớn trong khối lượng xuất khẩu.
Hiện tại, ngành công nghiệp đã trở lại đúng hướng. Trong số 90 triệu tấn/năm thiếu hụt vụ vỡ đập hồi tháng 1 tại Brazil, 30 - 40 triệu tấn/năm hiện đã quay trở lại. Tuy nhiên, sự gián đoạn liên quan đến thời tiết có thể tiếp tục diễn ra, bà nhận định.
"Xu hướng là giá sẽ giảm dần nhưng sẽ không ổn định".
Quặng sắt cục và viên đang chịu áp lực do nguồn cung dồi dào và biên độ sản xuất thép yếu với chênh lệch giá giữa quặng hàm lượng 65%, 62% và 58% cũng thấp hơn nhiều so với mức 2017/2018.
Đối với quặng hàm lượng 65%, Citi dự báo giá trung bình giảm xuống 91 USD/tấn vào năm 2020 từ mức 107 USD/tấn vào năm 2019, trước khi giảm thêm xuống còn 67 USD/tấn vào năm 2021 và 65 USD/tấn vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 90 USD/tấn của năm 2018.
THAN
Bà Liao cũng cho biết giá thấp hơn trong năm nay là kết quả của việc Trung Quốc và Ấn Độ giảm nhập khẩu dù đã có sự phục hồi khiêm tốn gần đây và giá có thể sẽ cải thiện từ mức hiện tại.
"Các nhà nhập khẩu của Trung Quốc nên tăng mua than cốc từ Australia vì giá FOB Australia hiện đang giảm mạnh so với giá nội địa Trung Quốc".
Tăng trưởng nguồn cung có thể sẽ vẫn suy yếu cho đến năm 2021 trong khi việc tăng cường hoạt động sản xuất của Trung Quốc sẽ hỗ trợ nhu cầu than mỡ cứng.
Giá trung bình cho than mữo là 185 USD/tấn trong năm nay, giảm xuống 170 USD/tấn vào năm 2020, 160 USD/tấn vào năm 2021 và 150 USD/tấn vào năm 2022, theo nghiên cứu của Citi.
THÉP
Hiệu suất sản xuất thép sẽ vừa phải vì tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế chậm lại đáng kể trong năm 2019 sẽ tăng khiêm tốn vào năm 2020.
Ấn Độ, sau một năm 2019 tăng trưởng rất yếu, sẽ ghi nhận cải thiện vào năm 2020 sau khi công bố phát triển cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc, quốc gia chiếm 50% lượng tiêu thụ thép toàn cầu, có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019 với lĩnh vực bất động sản tăng vượt trội so với kì vọng mặc dù tăng trưởng thấp hơn có thể xảy ra trong lĩnh vực này vào năm 2020 và đầu tư tài sản cố định vẫn còn yếu.
Tồn kho thép vẫn ở mức thấp mặc dù lợi nhuận chịu áp lực do tăng trưởng nguồn cung với công suất tại các nhà máy thép Trung Quốc vẫn tăng.
Bà Liao cho biết ngành ô tô, ngành tiêu thụ thép lớn thứ hai, suy yếu trên toàn cầu vào năm 2019, gồm cả ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi doanh số bán ô tô giảm.