|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Qatar chi 300 tỷ USD nhưng chỉ tính thu về 17,5 tỷ USD, World Cup đang ngày càng lãng phí?

06:21 | 22/11/2022
Chia sẻ
Ngày càng có ít quốc gia sẵn sàng đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế lớn như World Cup hay Olympic do chi phí chuẩn bị đắt đỏ và lợi ích kinh tế thu về thường khá hạn chế.

Theo Economist, các cổ động viên bóng đá khó có thể nói rằng Qatar đã keo kiệt. Quốc gia Arab này đã chi 300 tỷ USD trong vòng 12 năm để chuẩn bị cho World Cup gần như từ con số 0. Qatar cũng chỉ kỳ vọng rằng sự kiện thể thao này chỉ đem lại 17 tỷ USD cho nền kinh tế. 

Đa phần trong số 300 tỷ USD đầu tư cho World Cup đã được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm một hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, nhằm phục vụ 1,5 triệu du khách trong bữa tiệc bóng đá lớn nhất hành tinh.

Các nhà tổ chức cũng khẳng định rằng tất cả công trình đều sẽ có mục đích sử dụng, ngay cả sau khi World Cup kết thúc. Tuy vậy, nhìn từ quan điểm đầu tư, gần như mọi sự kiện thể thao quốc tế đều không thu được nhiều lợi ích.

Những ước tính trên chưa bao gồm chi phí có các dự án gián tiếp, chẳng hạn như thế thống tàu tiện ngầm, thành phố, khách sạn, nơi lưu trú ...

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Lausanne, từ năm 1964 đến 2018, 31 trong số 36 sự kiện thể thao lớn (chẳng hạn như World Cup hay Thế vận hội Mùa đông và Mùa hè), đều bị thua lỗ. 

Trong 14 kỳ World Cup mà những nhà nghiên cứu này phân tích, chỉ duy nhất có giải vô địch vào năm 2018 tại Nga tạo ra lợi nhuận 235 triệu USD, nhờ vào một thỏa thuận khổng lồ về bản quyền phát sóng. Tuy vậy, sự kiện thể thao năm ấy cũng chỉ có tỷ lệ hoàn vốn ở mức 4,6%. 

Gần như mọi khoản chi phí đều do nước chủ nhà gánh chịu. Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) chỉ chịu chi phí vận hành. Tuy vậy, tổ chức này lại nhận được đa số doanh thu từ vé, tài trợ và bản quyền phát sóng.

Trong giải World Cup gần nhất, FIFA đã đút túi 5,4 tỷ USD, một phần trong số này sau đó được chuyển cho các đội tuyển quốc gia.

Chi phí tổ chức World Cup của Qatar có thể lên tới 300 tỷ USD khi tính toán các loại chi phí khác nhau. 

Dữ liệu của Đại học Lausanne chỉ bao gồm những chi phí liên quan tới địa điểm, chẳng hạn như xây dựng một sân vận động, hay logistics, như chi phí nhân công. Nghiên cứu trên bỏ qua chi phí của các dự án gián tiếp, ví dụ như hệ thống tàu điện ngầm của Qatar hay khách sạn xây dựng mới.

Một số dự án cơ sở hạ tầng sẽ giúp nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn trong dài hạn. Tuy vậy, nhiều sân vận động quốc tế cuối cùng sẽ bị bỏ không. Đồng thời, các sự kiện thể thao hiếm khi tạo động lực phát triển kinh tế cho những khu vực lân cận.

Sân vận động Arena da Amazonia trị giá 220-300 triệu USD nằm giữa rừng Amazon của Brazil gần như bị bỏ hoang. (Ảnh: Arne Müseler). 

Theo Insider, để chuẩn bị cho World Cup 2014, Brazil đã chi từ 220 đến 300 triệu USD để xây dựng một sân vận động năm giữa rừng Amazon với sức chứa lên tới 40.000 cổ động viên. Sau khi World Cup kết thúc, sân vận động này gần như không được sử dụng, và mỗi năm tiêu tốn 560.000 USD để duy trì hoạt động, trong khi chỉ thu về vỏn vẹn có 180.000 USD.

Forbes cho biết Qatar dự kiến sẽ dỡ bỏ một phần các sân vận động để ủng hộ cho quốc gia khác, cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng thành trường học, cửa hàng, quán cafe, cơ sở thể thao hay phòng khám. 

Người dân tại các thành phố chủ nhà đã bắt đầu đặt câu hỏi về lợi ích của việc chính phủ đốt hàng tỷ USD cho các sự kiện thể thao. Kết quả là, ngày càng có ít quốc gia sẵn sàng đăng cai tổ chức các giải đấu lớn. 

Có 7 thành phố tranh quyền tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2016. Trong khi đó, chỉ có hai thành phố muốn được đăng cai sự kiện này vào năm 2024.

Những chi phí khổng lồ kể trên là xu thế mới mẻ đối với thế giới thể thao. World Cup năm 1966, bao gồm 16 đội, có chi phí khoảng 200.000 USD cho mỗi cầu thủ (đã điều chỉnh theo lạm phát vào năm 2018). Vào năm 2018, con số này đã tăng lên 7 triệu USD/cầu thủ.

Chi phí đã bị đẩy lên do việc xây dựng sân vận động mới cho các giải đấu. Tại Qatar, 7 trong số 8 sân vận động được xây dựng từ con số 0. Trong khi đó, vào năm 1966, Anh chẳng cần xây thêm bất cứ sân vận động nào.

Ngoài vấn đề kinh tế, Qatar cũng gặp khó khăn trong việc gây dựng được uy tín mà các nước chủ nhà muốn có được khi đăng World Cup. Theo một nghiên cứu, 2/3 tin tức trước thềm World Cup của truyền thông Anh là chỉ trích, tập trung vào vấn đề nhân quyền của Qatar.

Minh Quang